Thu nhập vãng lai còn được biết đến là khoản thu nhập không cố định, không thường xuyên của người lao động. Vậy thu nhập vãng lai là gì? Cách xác định thuế thu nhập vãng lai ra sao?

Thông thường người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp hoặc tổ chức khác sẽ tính thuế thu nhập theo phương pháp lũy tiến. Bên cạnh đó có thể có những khoản thu nhập vãng lai không theo hợp đồng lao động và có cách tính thuế riêng.

  1. Thu nhập vãng lai là gì?

Hiện nay chưa có văn bản nào được ban hành chính thức để định nghĩa về khái niệm thu nhập vãng lai. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản là những nguồn thu nhập đến từ tiền công, tiền lương mà không được thông qua hợp đồng lao động hoặc nguồn thu nhập không cố định, mang tính chất không thường xuyên được gọi là thu nhập vãng lai.

Nội dung được quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:

  • Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

Như vậy có thể thấy được rằng, những nguồn thu nhập dưới hình thức là tiền thù lao thì được xác định là thu nhập vãng lai.

  1. Cách tính thuế thu nhập vãng lai

Điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”.

Trong đó, tiền công, tiền thù lao khác gồm:

  • Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
  • Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.

Tóm lại, cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động có thu nhập từ tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên sẽ bị khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân tại nguồn trước khi trả thu nhập, trừ trường hợp làm cam kết nếu đủ điều kiện.

  1. Điều kiện được làm cam kết để không bị khấu trừ 10%

Mặc dù người có thu nhập vãng lai có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên nhưng tạm thời không bị khấu trừ 10% tại nguồn nếu có đủ các điều kiện sau và làm cam kết theo mẫu 02:

  • Có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên.
  • Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng.
  • Chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế.
  • Ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế (ước tính tổng thu nhập từ 132 triệu đồng/năm trở xuống đối với trường hợp không có người phụ thuộc).
  • Phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
  1. Những trường hợp được ủy quyền quyết toán thay khi có thu nhập vãng lai

Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nghĩa vụ thanh toán thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động được quyết toán thuế khi người lao động ủy quyền trong những trường hợp sau đây:

  • Cá nhân người lao động có duy nhất một nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, cá nhân cư trú thực hiện ký kết hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên.
  • Cá nhân cư trú có ký kết hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên có thêm nguồn thu nhập khác phù hợp với quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC.
  • Chỉ thực hiện quyết toán thay cho cá nhân người lao động có thu nhập tiền lương, tiền công từ tổ chức, cá nhân thanh toán thu nhập.
  1. Mức phạt khi không nộp thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu nên việc chấp hành đúng các quy định hay không phụ thuộc rất lớn vào tính “tự giác” của người nộp thuế. Nếu bị phát hiện về việc không khai, nộp thuế theo đúng quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi (chủ yếu là xử phạt vi phạm hành chính).

Khoản 1 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế như sau:

“a) Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.

b) Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.”.

Như vậy, người nộp thuế không nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ bị phạt tiền chậm nộp với mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.

Kết luận: Đối với khoản thu nhập vãng lai (thu nhập từ tiền lương, tiền công nhưng không ký hợp đồng lao động) vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân với mức 10% và bị khấu trừ luôn tại nguồn.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply