Khi sáp nhập doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ về thuế và các thủ tục liên quan chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Bài viết trình bày các vấn đề dựa trên quy định.

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định:

+ Tại Điều 3 quy định:

“10. Khai quyết toán thuế là việc xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.”

+ Tại Điều 38 quy định đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp:

“1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh khi tổ chức lại doanh nghiệp thì thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

 

  1. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi tổ chức lại doanh nghiệp phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với tổ chức bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất hoặc thay đổi thông tin đối với tổ chức bị tách và đăng ký mới hoặc thay đổi thông tin đối với tổ chức mới sau khi chia, tách hoặc được sáp nhập, hợp nhất.”

+ Tại Điều 39 quy định chấm dứt hiệu lực mã số thuế:

“1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.

2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;

  1. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:

a) Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

b) Các giấy tờ khác có liên quan.

5. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký giải thể hoặc chấm dứt hoạt động tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trước khi thực hiện tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh người nộp thuế phải đăng ký với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc ngày kết thúc hợp đồng.”

+ Tại Điều 44 quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

“4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện.”

+ Tại Điều 68 quy định về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp:

“2. Doanh nghiệp bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nhất, sáp nhập; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp bị tách và doanh nghiệp được tách, doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.”

– Căn cứ Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế, quy định:

+ Tại Điều 16 quy định các trường hợp, thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế:

“1. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế

a) Đối với doanh nghiệp:

– Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất);

b) Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh:

– Tổ chức lại đối với tổ chức kinh tế (chia, sáp nhập, hợp nhất), chuyển đổi tổ chức từ đơn vị trực thuộc thành đơn vị độc lập hoặc đơn vị độc lập thành đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị trực thuộc của đơn vị chủ quản này thành đơn vị trực thuộc của đơn vị chủ quản khác.

  1. Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế

a) Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, nhà thầu nước ngoài:

– Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn;

– Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định …;

– Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị trực thuộc thì toàn bộ các đơn vị trực thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.

  1. Thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế

a) Đối với doanh nghiệp: Việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp được cơ quan thuế thực hiện cùng với thời hạn cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp (giải thể) trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

b) Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, nhà thầu nước ngoài, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh:

Người nộp thuế có trách nhiệm gửi hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động (đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, trừ hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh) hoặc ngày kết thúc hợp đồng hoặc ngày chấm dứt hoạt động đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp để làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.”

+ Tại Điều 17 quy định hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế

“1. Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác

a) Đối với đơn vị chủ quản, hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế;

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định giải thể, hoặc Quyết định mở thủ tục phá sản, hoặc Quyết định chia, hoặc Hợp đồng hợp nhất, hoặc Hợp đồng sáp nhập, hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động;

– Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.

Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị trực thuộc đã được cấp mã số thuế 13 số thì đơn vị chủ quản phải có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản cho các đơn vị trực thuộc để yêu cầu đơn vị trực thuộc thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị trực thuộc với cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.”

+ Tại Điều 22 quy định đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại hoạt động của tổ chức kinh tế:

“3. Sáp nhập tổ chức kinh tế

Tổ chức kinh tế nhận sáp nhập sẽ giữ nguyên mã số thuế. Các tổ chức kinh tế bị sáp nhập sẽ bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

a) Tổ chức kinh tế bị sáp nhập:

Khi có Hợp đồng sáp nhập và văn bản tương đương, các tổ chức kinh tế bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Thông tư này.

Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức kinh tế bị sáp nhập, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức kinh tế bị sáp nhập theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.”

– Căn cứ Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế có hiệu lực từ ngày 17/01/2021.

+ Tại Điều 23 quy định về hiệu lực thi hành:

“1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2021.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế; Điều 9 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.”

+ Tại Điều 24 quy định về điều khoản chuyển tiếp:

“1. Người nộp thuế đã được cấp mã số thuế trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì vẫn được tiếp tục sử dụng mã số thuế đã được cấp.

2. Các hồ sơ đăng ký thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, khôi phục mã số thuế đã nộp đến cơ quan thuế trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì cơ quan thuế tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế tại thời điểm nộp hồ sơ.”

Công văn 1454/CTHN-TTHT hướng dẫn:

Trường hợp Trường trung cấp giao thông vận tải Miền Bắc được sáp nhập vào Trường Cao đẳng giao thông vận tải đường bộ theo Quyết định số 1376/QĐ-LĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội thì đơn vị có trách nhiệm thực hiện các thủ tục về thuế như sau:

– Hoàn thành các nghĩa vụ về thuế (quyết toán thuế đến thời điểm chấm dứt hoạt động trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện) và hoàn thành nghĩa vụ về hóa đơn trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư số 95/2016/TT-BTC (từ ngày 17/01/2021, thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư số 105/2020/TT-BTC).

– Thực hiện các thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động theo quy định tại Khoản 4, Khoản 6 Điều 39 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; Điều 16, Điều 17 Thông tư số 95/2016/TT-BTC (từ ngày 17/01/2021, thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư số 105/2020/TT-BTC).

Khi sáp nhập doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ về thuế và các thủ tục liên quan chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Bài viết trình bày các vấn đề dựa trên quy định.

DỊCH VỤ KIỂM TOÁN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply