Thuế lũy tiến là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong việc xác định số thuế TNCN. Cách tính thuế lũy tiến từng phần được áp dụng như thế nào trong việc xác định số thuế?
- Thuế lũy tiến là gì?
Thuế lũy tiến là phương pháp xác định số thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động khi đạt mức thu nhập cần thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Cá nhân có thu nhập thấp sẽ đóng mức thuế thấp và sẽ được tăng dần đều theo tổng thu nhập có được trong mỗi tháng. Thuật ngữ “lũy tiến” được áp dụng trong việc xác định mức thuế TNCN theo tần suất tăng dần đều (mức thuế TNCN đối với cá nhân là từ 5% đến 35%).
- Đối tượng tính thuế TNCN theo phương pháp lũy tiến từng phần
Biểu thuế lũy tiến từng phần được áp dụng cho cá nhân có thu nhập hay còn gọi là thuế thu nhập cá nhân được quy định rõ tại Khoản 1, Điều 27 Luật Thuế thu nhập cá nhân và nội dung bổ sung tại Điểm b, Khoản 1, Điều 25 thuộc Thông tư 111/2013/TT-BTC. Nói cách khác, biểu thuế lũy tiến được áp dụng cho cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công và thực hiện ký kết hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên.
Đối với những khoản thu nhập đến từ những nguồn khác như đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn góp, bản quyền, nhượng quyền thương mại, thu nhập từ việc trúng giải thưởng, thu nhập từ tiền lương, tiền công thì thuộc trường hợp khấu trừ mức thuế 10% trước khi chi trả cho cá nhân. Trong trường hợp thu nhập của cá nhân không cư trú ở mức thu nhập trên 2.000.000 đồng sẽ áp dụng mức thuế lũy tiến toàn phần.
- Biểu thuế lũy tiến từng phần
Mức thuế suất theo lũy tiến từng phần được chia thành 7 cấp bậc riêng biệt, sẽ được căn cứ vào mức thu nhập và áp dụng mức thuế phù hợp.
Bậc thuế | Thu nhập tính thuế (TNTT)/tháng | Thuế suất (%) | Cách tính thuế |
1 | <5 triệu đồng | 5% | 5% x TNTT triệu đồng |
2 | 5-10 triệu đồng | 10% | 10% x TNTT – 0.25 triệu đồng |
3 | 10-18 triệu đồng | 15% | 15% x TNTT – 0.75 trđ |
4 | 18-32 triệu đồng | 20% | 20% x TNTT – 1.65 triệu đồng |
5 | 32-52 triệu đồng | 25% | 25% x TNTT – 3.25 triệu đồng |
6 | 52-80 triệu đồng | 30% | 30% x TNTT – 5.85 triệu đồng |
7 | Trên 80 triệu đồng | 35% | 35% x TNTT – 9.85 triệu đồng |
- Cách tính thuế lũy tiến từng phần
Cách tính thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập cá nhân của người lao động sẽ căn cứ vào Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC để áp dụng biểu thuế lũy tiến phù hợp. Công thức tính thuế lũy tiến từng phần cụ thể như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Để có thể xác định được số thuế thu nhập cá nhân cần phải nộp, bạn cần tính được thu nhập tính thuế và thuế suất theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ. (1)
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế. (2)
Để có thể xác định được chính xác mức thu nhập tính thuế cũng như số thuế cần phải nộp, bạn cần thực hiện tính thuế lũy biến từng phần (áp dụng cho thuế TNCN) theo các bước như sau:
Bước 1: Tính tổng thu nhập của cá nhân.
Bước 2: Tính các khoản thu nhập được áp dụng miễn thuế theo quy định của pháp luật.
Những khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
Tiền lương, tiền công từ việc làm thêm ngoài giờ được trả cao hơn so với mức lương làm việc trong giờ hành chính.
Thu nhập tiền lương, tiền công của thuyền viên là người có quốc tịch Việt Nam đang làm việc cho các hãng tàu trong nước hoặc ngoài nước.
Bước 3: Tính khoản thu nhập chịu thuế của cá nhân
Bước 4: Tính các khoản được giảm trừ.
Theo quy định của pháp luật, những khoản được giảm trừ khi thực hiện tính thuế TNCN bao gồm:
Giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân người thực hiện nghĩa vụ nộp thuế: Người có thu nhập trung bình năm là 132 triệu đồng/năm hoặc 11 triệu đồng/tháng.
Giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân có người phụ thuộc: Mức giảm trừ là 4,4 triệu đồng/người.
Bên cạnh những khoản giảm trừ được nêu trên thì vẫn còn một số khoản được giảm trừ thuế TNCN là tiền đóng bảo hiểm, tiền đóng cho hoạt động thiện nguyện, khuyến học, quỹ hưu trí, quỹ nhân đạo.
Bước 5: Tính thu nhập tính thuế
Sau khi có được thu nhập cần tính thuế, để xác định số thuế cần phải nộp, cá nhân người nộp thuế cần áp dụng phương pháp lũy tiến từng phần theo biểu thuế lũy tiến được trình bày tại mục 3. Bạn lấy thu nhập tính thuế x thuế suất tại biểu thuế lũy tiến sau đó cộng với số thuế của từng bậc sẽ ra được tổng số thuế cần phải nộp.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: