Những khoản thu nhập nào của doanh nghiệp phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2014/NĐ-CP và khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2015/NĐ-CP)

“1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại Khoản 2 Điều này. Đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và có thu nhập quy định tại Khoản 2 Điều này thì thu nhập này được xác định là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

  1. Thu nhập khác bao gồm:

đ) Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ bao gồm: Lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn; thu nhập từ bán ngoại tệ; khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (riêng chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập mà tài sản cố định này chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính). Đối với khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản nợ phải thu, khoản cho vay này là khoản chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hồi nợ với tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu;

e) Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí;

Quy định về thuế TNDN đối với khoản tiền lãi gửi ngân hàng

– Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định:

+ Tại Điều 4 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 2 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) hướng dẫn về xác định thu nhập tính thuế:

“1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

  1. Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

…”

+ Tại Điều 7 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) hướng dẫn về thu nhập khác:

Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:

  1. Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.

– Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.

– Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại giảm trừ vào thu nhập sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.

…”

Điều 11. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

  1. Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợpquy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi.

Ví dụ: Doanh nghiệp áp dụng năm tài chính từ ngày 01/04/2013 đến ngày 31/03/2014. Trường hợp doanh nghiệp đang áp dụng thuế suất phổ thông, không được hưởng thuế suất ưu đãi thì khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp tính và phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp như sau:

Số thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế x 9 tháng x 25% + Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế x 3 tháng x 22%
12 tháng 12 tháng

Kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%.

Hướng dẫn giải đáp về thuế TNDN đối với khoản lãi tiền gửi ngân dự thu

Công văn 6096/CTHN-TTHT
Pháp luật thuế TNDN không quy định việc xác định khoản thu nhập dự kiến thu được nhưng chưa thực tế phát sinh được tính vào thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ tính thuế. Trường hợp Tổng công ty thực tế phát sinh khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế của kỳ tính thuế thực tế phát sinh thu nhập theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính)

Công văn  57306/CTHN-TTHT chính sách thuế TNDN đối với khoản lãi tiền gửi ngân hàng

Pháp luật thuế TNDN không quy định việc xác định khoản thu nhập dự kiến thu được nhưng chưa thực tế phát sinh được tính vào thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ tính thuế. Trường hợp Công ty TNHH Sun Asterisk Việt Nam thực tế phát sinh khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế của kỳ tính thuế thực tế phát sinh thu nhập theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply