Hợp đồng thử việc đảm bảo cho người lao động được hưởng những quyền lợi nhất định khi chưa có hợp đồng chính thức. Như vậy trong thời gian thử việc, người lao động nhận được các khoản phụ cấp như tiền cơm, tiền tăng ca, tiền hiếu hỷ thì các khoản phụ cấp, phúc lợi này có tính thuế TNCN không? Cùng tham khảo tình huống được đăng tải trên trang của BTC ngày 05/07/2021 dưới đây.

Tình huống:

Kính gửi Quý Bộ Tài Chính, Trong năm 2021, công ty chúng tôi có chi trả các khoản chi không chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) như: chi hiếu hỷ, tăng ca không chịu thuế, tiền cơm dưới 730,000 VND cho người lao động (NLĐ) đang trong thời gian thử việc 2 tháng. Công ty chúng tôi xin hỏi : (1) Thu nhập để tính vào thu nhập chịu thuế của NLĐ trong thời gian thử việc 2 tháng có bao gồm các khoản chi trên không. (2) Trường hợp trong thời gian thử việc nếu thu nhập chịu thuế của NLĐ bao gồm tổng các khoản chi trên và tính thuế suất 10%. Sau đó NLĐ ký tiếp hợp đồng lao động trên 3 tháng, được áp dụng tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Thì khi quyết toán thuế TNCN năm 2021, NLĐ trên có được trừ các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN đã tính thuế 10% trong thời gian thử việc không? (hiếu hỷ, tăng ca không chịu thuế, tiền cơm dưới 730,000 VND). Kính mong Quý Bộ hướng dẫn để Công ty thực hiện đúng quy định. Xin trân trọng cám ơn!

Bộ tài chính trả lời:

Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN;

– Tại Khoản 2 Điều 2 quy định thu nhập từ tiền lương, tiền công:

“Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân, nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.”;

– Tại Điều 7 quy định căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công:

“Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:

1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:

a) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này.

b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.

c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này.

– Tại Khoản 2 Điều 8 quy định xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:

“a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này.

– Tại Điều 25 quy định khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế:

“1. Khấu trừ thuế …

i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Căn cứ Khoản 5 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi là Thông tư số 111/2013/TT-BTC) như sau:

“5. Bổ sung tiết g.10 điểm g khoản 2 Điều 2

“g.10) Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp”.

=> Căn cứ quy định trên, đối với khoản thu nhập theo quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điểm g.10 Khoản 5 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên là khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Nếu quyết toán thuế TNCN thì thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply