Giảm trừ người phụ thuộc là gì? Các trường hợp phải đăng ký lại giảm trừ gia cảnh để được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho người lao động?

  1. Mức giảm trừ gia cảnh

Giảm trừ gia cảnh là khoản tiền được trừ trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế.

Giảm trừ gia cảnh gồm 02 khoản sau đây:

  • (1) Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế (đây là khoản giảm trừ mà người nộp thuế là cá nhân cư trú đương nhiên được giảm trừ).
  • (2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Mức giảm trừ gia cảnh 2023 được thực hiện theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14: Mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Người nộp thuế chỉ được tính giảm trừ cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. Nói cách khác, ngay cả khi có đối tượng người phụ thuộc nhưng không đăng ký thì không được giảm trừ.

  1. Thay đổi nơi làm việc có phải đăng ký lại người phụ thuộc không?

Tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc như sau:

“1. Giảm trừ gia cảnh

…c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

c.2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.

c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.

…i) Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều này.”

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp người lao động thay đổi nơi làm việc thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu.

Công văn số 6460/CT-HTr quy định về trường hợp người lao động trong năm có phát sinh thay đổi nơi làm việc thì để được tính giảm trừ cho người phụ thuộc như sau:

“Chi nhánh TNHH kiểm toán E-JUNG tại Hà Nội (gọi tắt là Chi nhánh), có phát sinh một số người lao động trong năm được điều chuyển từ Công ty TNHH kiểm toán E-JUNG (gọi tắt là Công ty) sang Chi nhánh làm việc. Chi nhánh thực hiện ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và trực tiếp chi trả thu nhập cho người lao động khi nhận điều chuyển thì người lao động phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như lần đầu cho Chi Nhánh để Chi nhánh thực hiện đăng ký người phụ thuộc cho người lao động với cơ quan quản lý thuế trực tiếp (Cục thuế TP Hà Nội) theo quy định tại điểm i, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC nêu trên.”

  1. Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Thủ tục đăng ký người phụ thuộc được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập (nếu có ủy quyền) hoặc người nộp thuế trực tiếp đăng ký người phụ thuộc với cơ quan thuế theo hình thức online hoặc trực tiếp tại cơ quan thuế.

Căn cứ theo khoản 10 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC hồ sơ đăng ký người phụ thuộc như sau:

3.1. Cá nhân đăng ký người phụ thuộc trực tiếp tại cơ quan thuế

– Tờ khai đăng ký thuế Mẫu 20-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC.

– Nếu người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên thì cần thêm: Bản sao Thẻ căn cước công dân/bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực.

– Nếu người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi thì cần thêm: Bản sao Giấy khai sinh hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.

– Nếu người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài/có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài thì cần thêm: Bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực.

3.2 Công ty đăng ký người phụ thuộc cho người lao động

Người lao động sẽ ủy quyền cho công ty đăng ký thuế cho người phụ thuộc trình tự, hồ sơ như sau:

Bước 1: Người lao động nộp các mẫu sau cho công ty:

– Văn bản ủy quyền đăng ký người phụ thuộc.

– Giấy tờ của người phụ thuộc:

  • Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên;
  • Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch việt Nam dưới 14 tuổi;
  • Bản sao Hộ chiếu đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

– Hồ sơ chứng minh người phu thuộc.

Bước 2: Công ty nộp Mẫu 20-ĐK-TH-TCT (Mẫu 02TH) qua mạng:

– Doanh nghiệp các bạn phải có Chữ ký số nhé (Token).

– Có thể khai trực tiếp trên thuedientu.gdt.gov.vn hoặc tải bảng kê Excel vào phần mềm HTKK, rồi kết xuất XML để nộp qua thuedientu.gdt.gov.vn.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply