Nguyên tắc quản lý rủi ro

Căn cứ Khoản 1 Điều 96 Luật Quản lý thuế về xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế và Điều 68 Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính;

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính

“1. Áp dụng quản lý rủi ro đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tự nguyện tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế đồng thời phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và quản lý thuế.

2. Thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn thông tin bên trong và bên ngoài cơ quan thuế (bao gồm cả thông tin từ nước ngoài) theo quy định của pháp luật; được quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế thông qua hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và được xử lý, chia sẻ, cung cấp cho cơ quan thuế các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước khác để phục vụ cho mục đích quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

3. Việc đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động, định kỳ, theo một hoặc kết hợp các phương pháp quy định tại Thông tư này trên cơ sở các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, dựa trên phân đoạn người nộp thuế, các tiêu chí quy định tại Thông tư này và cơ sở dữ liệu về người nộp thuế.

4. Căn cứ vào kết quả đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, thông tin có trên các ứng dụng hỗ trợ quản lý thuế của cơ quan thuế, thông tin dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro khác được cung cấp tại thời điểm ra quyết định, cơ quan thuế thực hiện:

a) Quyết định kiểm tra, thanh tra, giám sát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp.

b) Xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ tổng thể phù hợp với nguồn lực của cơ quan thuế dựa trên kết quả phân tích bản chất hành vi, nguyên nhân và quy mô của mỗi mức độ tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro.

5. Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư này và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro, công chức thuế được miễn trừ trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.

6. Trường hợp ứng dụng quản lý rủi ro gặp sự cố hoặc chưa đáp ứng yêu cầu áp dụng quản lý rủi ro theo nội dung quy định tại Thông tư này, việc áp dụng quản lý rủi ro được thực hiện thủ công bằng phê duyệt văn bản đề xuất hoặc văn bản ký phát hành của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

7. Trường hợp có thay đổi thông tin dẫn đến thay đổi kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, ứng dụng quản lý rủi ro chưa tự động điều chỉnh mức độ tuân thủ và mức độ rủi ro, việc cập nhật thay đổi kết quả đánh giá được thực hiện thủ công bởi công chức, sau khi có phê duyệt của người có thẩm quyền.

8. Kết quả áp dụng các biện pháp nghiệp vụ tương ứng với các mức xếp hạng rủi ro phải được cập nhật đầy đủ, chính xác vào các ứng dụng hỗ trợ quản lý thuế của cơ quan thuế hoặc ứng dụng quản lý rủi ro đối với từng trường hợp cụ thể, phục vụ hoàn thiện và thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại rủi ro người nộp thuế trong kỳ tiếp theo.”

Ví dụ về đối tượng doanh nghiệp rủi ro cao về thuế

Công ty bà Nguyễn Thị Ngọc K. (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã hoàn thành nghĩa vụ thuế khi có phát sinh và không nợ thuế. Nhưng vừa qua đơn vị thuế địa phương có yêu cầu doanh nghiệp bà phải nộp theo biểu mức ngưỡng rủi ro về thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại (Thuế GTGT 0,43%; Thuế TNDN 0,9%). (Chinhphu.vn)

Chi cục Thuế TP Pleiku, tỉnh Gia Lai trả lời vấn đề này như sau:

Trên cơ sở thông tin dữ liệu quản lý thuế của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Gia Lai, cơ quan thuế đã tiến hành thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý thuế mức ngưỡng rủi ro về thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại. Cụ thể như sau:

Tỷ lệ % bình quân thuế GTGT phải nộp/doanh thu: 0,43%.

Tỷ lệ % bình quân thu nhập chịu thuế TNDN/doanh thu: 0,9%.

Tại Điểm b Khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định các loại thuế, khoản thu khai quyết toán năm như sau:

“Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Người nộp thuế phải tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý (bao gồm cả tạm phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp cho địa bàn cấp tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh, nơi có bất động sản chuyển nhượng khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính) và được trừ số thuế đã tạm nộp với số phải nộp theo quyết toán thuế năm.

Người nộp thuế thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý.

Người nộp thuế không thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý.”

Qua công tác giám sát hồ sơ khai thuế năm 2022 và quý 1, quý 2 năm 2023 của đơn vị bà Kiều thì:

Tỷ lệ % bình quân thuế GTGT phải nộp/doanh thu năm 2022: 0%;

Tỷ lệ % bình quân thu nhập chịu thuế TNDN/doanh thu: 0,45%;

Tỷ lệ % bình quân thuế GTGT phải nộp/doanh thu của quý 1, quý 2 năm 2023: 0%.

Đối chiếu với tỷ lệ % bình quân mức ngưỡng rủi ro nêu trên thì doanh nghiệp thuộc trường hợp rủi ro về thuế và phải thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế theo quy định tại Điều 109 Luật Quản lý thuế.

Việc cơ quan thuế thông báo cho doanh nghiệp tạm nộp các khoản thuế nêu trên nhằm giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply