Chi phí khấu khao đối với tài sản cố định khi cho thuê không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN?
Xác định TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà công ty thuê của công ty cho thuê tài chính. Theo đó, khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Và tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Trách nhiệm quản lý, trích khấu hao:
– Đối với công ty đi thuê: Phải theo dõi, quản lý, sử dụng TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của mình và phải thực hiện nghĩa vụ trích khấu hao đối với TSCĐ đi thuê theo quy định.
– Đối với công ty cho thuê: Về thực chất TSCĐ cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bởi vậy doanh nghiệp cho thuê phải mở sổ chi tiết để theo dõi cả về hiện vật và giá trị của TSCĐ cho thuê; Tuy nhiên ở đây doanh nghiệp sẽ không phải trích khấu hao đối với những TSCĐ này.
– Căn cứ Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:
+ Tại Khoản 2 Điều 8 quy định cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
“2. Đối với tài sản cố định đi thuê:
a) TSCĐ thuê hoạt động:
– DN đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
– DN cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý TSCĐ cho thuê.
+ Tại Điều 9 quy định nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
“1. Tất cả TSCĐ hiện có của DN đều phải trích khấu hao, trừ những tài sản cố định sau đây:
– TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
– TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.
– TSCĐ khác do DN quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của DN (trừ TSCĐ thuê tài chính).
…5. DN cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê.
…9. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. DN thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán DN.
…”
– Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC), quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
- Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, DN được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
…2.Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…2.2. Chi khấu hao TSCĐ thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi khấu hao đối với TSCĐ không sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.…”
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
“Việc trích khấu hao TSCĐ thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 45/2013/TT BTC nêu trên.
Về nguyên tắc, Công ty được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu các khoản chi đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trường hợp các khoản chi phí khấu hao TSCĐ thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, thì không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.”
Về thời gian trích khấu hao:
– Nếu ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại TSCĐ: Thì thời gian trích khấu hao TSCĐ sẽ được xác định theo thời gian thuê trong hợp đồng thuê tài chính.
– Nếu doanh nghiệp mua lại TSCĐ thuê tài chính: Thì thời gian trích khấu hao đối với TSCĐ được xác định như là TSCĐ thuộc sở hữu của chính doanh nghiệp