– Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:
+ Tại Điều 19 quy định xử lý hóa đơn có sai sót như sau:
“Điều 19. Xử lý hóa đơn có sai sót

2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuê hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ ((Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm ”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
…”
– Căn cứ Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội:
+ Tại Điều 1 quy định giảm thuế GTGT
“Điều 1. Giảm thuế GTGT
1. Giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

2. Mức giảm thuế GTGT
a) Cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 1 Điều này.

5. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản chỉ rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
…”
+ Tại Khoản 1 Điều 3 quy định về hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện:
“1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/2/2022.
Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Điều 2 Nghị định này áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN năm 2022. ”
+ Tại Phụ lục I, II, III danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
– Căn cứ Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 1/11/2018 của Chính phủ ban hành hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.
– Căn cứ Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT:
“Điều 11. Thuế suất 10%
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này… ”
Cục thuế Hà Nội trả lời công văn hỏi về xử lý hóa đơn đã lập có sai sót theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP như sau: (-Thuenhanuoc)

Trường hợp Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, phát sinh hoạt động xây dựng, lắp đặt đang áp dụng mức thuế suất GTGT 10% và không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ thì được áp dụng mức thuế suất GTGT 8% từ ngày 01/02/2022 đến ngày 31/12/2022 theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 và Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Trường hợp Công ty phát sinh hoạt động xây dựng, lắp đặt đang áp dụng mức thuế suất GTGT 10% và được giảm thuế GTGT theo quy định tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP nhưng Công ty đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm theo Nghị định này thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có) theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply