Khi có sự điều chuyển TSCĐ giữa các chi nhánh hoặc giữa Công ty và chi nhánh thì có cần phải xuất hoá đơn không?

Cơ sở pháp lý

Khoản 6-7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:

6. Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì không phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều chuyển phải có Quyết định hoặc Lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản.

Trường hợp tài sản cố định khi điều chuyển đã thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản hoặc điều chuyển cho cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải lập hóa đơn GTGT, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

  1. Các trường hợp khác:

Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:

b) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.

Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải xuất hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 6 Điều này.”

– Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020 do Quốc hội ban hành.

+ Tại khoản 1 Điều 44 quy định như sau:

“Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

  1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

…”

– Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:

+ Tại Điều 8 quy định loại hóa đơn:

“Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:

  1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

b) Hoạt động vận tải quốc tế;

c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:

a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

Công văn  31194/CTHN-TTHT cục thuế Hà Nội:

“Trường hợp Công ty TNHH Eiwo Rubber Mfg (đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) thực hiện điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán độc lập thì Công ty phải xuất hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính”

Công văn 2594/TCT-CS Tổng cục thuế:

“về nguyên tắc khi điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ gốc tài sản và không phải xuất hoá đơn.

Trường hợp nêu tại công văn số 47688/CT-TTHT của Cục Thuế thành phố Hà Nội: điều chuyển tài sản là xe mô từ Chi nhánh Công ty CP Đầu tư Nước sạch Sông Đà – Ban Quản lý dự án Nước sạch Sông Đà về Công ty thì ngoài việc bị điều chỉnh theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên còn bị điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 điều 10 Điều 12 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 4/4/2019 của Bộ Công an.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply