Địa điểm kinh doanh là đơn vị nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp, được đặt cả ở trong hoặc ngoài tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, chi nhánh và không cần phải nằm trong địa chỉ đăng kí trụ sở chính.

  1. Xưởng sản xuất có được xem là địa điểm kinh doanh hay không?

Căn cứ quy định Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

  1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
  2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
  3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Theo như quy định thì địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Xưởng sản xuất là một địa điểm hoặc khu vực được sử dụng để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ thực hiện một trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó có thể xem xưởng sản xuất là địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

  1. Trình tự, thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh

Theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP trình tự, thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh được quy định như sau:

2.1 Hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh

– Thông báo lập địa điểm kinh doanh.

+ Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp thì thông báo địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.

+ Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh thì thông báo địa điểm kinh doanh do người đứng đầu chi nhánh ký.

(Mẫu Phụ lục II-7 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2.2 Trình tự thông báo lập địa điểm kinh doanh

Bước 1: Gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

– Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

  1. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 213 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như sau:

Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

  1. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

…..

Như vậy, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp

– Chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp

– Theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  1. Chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp có phải đăng ký với cơ quan thuế không?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như sau:

Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

  1. Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
  2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.

…..

Như vậy, trước khi thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải đăng ký với cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Do đó doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký với cơ quan thuế trước khi thực hiện thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh địa điểm kinh doanh của mình.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply