Thuế nhà thầu không còn là một loại thuế quá mới mẻ đối với các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp đang lúng túng và chưa thực sự hiểu về loại thuế này. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Với nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, những nguồn thu phát sinh từ việc đầu tư cung ứng hàng hóa sẽ phải chịu thuế nhà thầu. Vậy cách tính thuế nhà thầu được xác định như thế nào? Thuế nhà thầu có những điểm gì cần lưu ý?
- Thuế nhà thầu là gì?
– Thuế nhà thầu được hiểu là loại thuế áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài và nhà thầu phụ nước ngoài khi kinh doanh hoặc có thu nhập tại Việt Nam.
– Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam theo khoản 37 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013.
– Nhà thầu phụ nước ngoài được quy định như sau:
+ Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 103/2014/TT-BTC thì nhà thầu phụ nước ngoài thuộc nhóm nhà thầu phụ.
+ Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính.
Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo khoản 36 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013.
- Đối tượng chịu thuế nhà thầu
Những đối tượng cần phải chịu thuế nhà thầu và tính thuế nhà thầu được pháp luật quy định tại nội dung Thông tư 103/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:
Nhà thầu nước ngoài, phụ thuộc nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở thuộc hợp đồng hay bản ký kết để thực hiện nội dung một phần công việc có ghi trong hợp đồng.
Tổ chức, cá nhân có hoạt động cung cấp hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp, cung cấp hàng hóa theo điều kiện thuộc điều khoản thương mại quốc tế và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc liên quan đến kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
Hoạt động ký kết hợp đồng kinh doanh đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài được thông qua cá nhân, tổ chức tại Việt Nam.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu các loại hàng hóa phân phối cho thị trường Việt Nam.
- Các loại thuế áp dụng đối với thuế nhà thầu
Theo Điều 5 Thông tư 103/2014/TT-BTC thì các loại thuế áp dụng đối với thuế nhà thầu bao gồm:
– Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
– Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo pháp luật về thuế TNCN.
– Đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác, nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí khác hiện hành.
- Người nộp thuế nhà thầu
Người nộp thuế nhà thầu được quy định tại Điều 4 Thông tư 103/2014/TT-BTC như sau:
* Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài đảm bảo các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.
Việc kinh doanh được tiến hành trên cơ sở hợp đồng nhà thầu với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc với tổ chức, cá nhân nước ngoài khác đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu phụ.
Việc xác định nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú, đối tượng cư trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
* Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh:
– Mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ;
– Mua hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms);
– Thực hiện phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ thay cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
+ Các tổ chức kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Hợp tác xã;
+ Các tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
+ Nhà thầu dầu khí hoạt động theo Luật Dầu khí;
+ Chi nhánh của Công ty nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam;
+ Tổ chức nước ngoài hoặc đại diện của tổ chức nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam;
+ Văn phòng bán vé, đại lý tại Việt Nam của Hãng hàng không nước ngoài có quyền vận chuyển đi, đến Việt Nam, trực tiếp vận chuyển hoặc liên danh;
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải biển của hãng vận tải biển nước ngoài; đại lý tại Việt Nam của Hãng giao nhận kho vận, hãng chuyển phát nước ngoài;
+ Công ty chứng khoán, tổ chức phát hành chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng thương mại nơi quỹ đầu tư chứng khoán hoặc tổ chức nước ngoài mở tài khoản đầu tư chứng khoán;
+ Các tổ chức khác ở Việt Nam;
+ Các cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: