Thanh tra thuế, kiểm tra thuế là các hoạt động nhằm kiểm tra hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp, tổ chức trên cơ sở nguyên tắc được quy định tại pháp luật.

  1. Thanh tra thuế là gì?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 về Quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế, định nghĩa về hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế như sau:

“Thanh tra, kiểm tra thuế là các hoạt động thanh tra, kiểm tra của Cơ quan thuế tại trụ sở kinh doanh, làm việc của người nộp thuế hoặc hoạt động kiểm tra của Cơ quan thuế tại trụ sở Cơ quan thuế.”

Việc kiểm tra, thanh tra thuế nhằm đánh giá tính xác thực của những thông tin trong hồ sơ khai thuế và yêu cầu người nộp thuế bổ sung những thông tin còn thiếu hoặc sai sót. Từ đó, đánh giá mức độ tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

Trong các trường hợp kiểm tra thuế ở mức độ cao hơn và mang tính nghiệp vụ hoàn thiện hơn thì được gọi là thanh tra thuế. Thanh tra thuế là hoạt động được diễn ra định kỳ đối với các tổ chức, doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh đa dạng hoặc có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về thuế.

  1. Vì sao doanh nghiệp bị thanh tra thuế?

Dưới đây là 6 nhóm doanh nghiệp là các đối tượng có khả năng rất lớn nằm trong “tầm ngắm” của thanh tra. kiểm tra thuế. Các doanh nghiệp:

– Có vấn đề về chuyển giá, đặc biệt là có vốn đầu tư nước ngoài (FDI);

– Có hoàn thuế giá trị gia tăng VAT lớn;

– Được hưởng các ưu đãi;

– Thuộc một số các ngành rủi ro cao về thuế như: TMĐT, Bảo hiểm, Bất động sản;

– Có khả năng phải chịu nghĩa vụ về thuế nhà thầu;

– Và các công ty, doanh nghiệp không bị thanh tra thuế trong một thời gian dài.

Bên cạnh đó, công chức cơ quan thuế có thể tiến hành thanh tra thuế khi:

– Doanh nghiệp/Công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế;

– Cần để giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng;

– Hoặc thực hiện theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro hoặc theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Kết luận của Thanh tra Nhà nước hoặc cơ quan khác có thẩm quyền nghi ngờ về quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Nếu doanh nghiệp thuộc các trường hợp được nêu trên, thì sẽ nhận được thông báo bằng văn bản về hoạt động thanh, kiểm tra thuế.

  1. Phân biệt thanh tra thuế và kiểm tra thuế
Tiêu chí Thanh tra thuế Kiểm tra thuế
Chủ thể tiến hành Tổ chức thanh tra chuyên trách của Nhà nước trong lĩnh vực thu Cơ quan, bộ phận hoặc công chức quản lý thuế của Nhà nước
Nội dung thực hiện Kiểm tra chuyên nghiệp, mang tính phức tạp các hoạt động phát sinh từ hoạt động kinh tế – xã hội.

 

Sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ cao hơn so với kiểm tra thuế.

Kiểm tra các hoạt động phát sinh từ hoạt động kinh tế – xã hội của doanh nghiệp.

 

Kiểm tra việc thực hiện các chính sách của pháp luật, chế độ pháp lý trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội

Phạm vi tiến hành Doanh nghiệp/tổ chức/công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thuế Bất kỳ cá nhân nộp thuế
Thời gian xử lý Thanh tra thuế do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày làm việc.

 

Thanh tra thuế do Thanh tra Tỉnh, Bộ tiến hành không quá 45 ngày làm việc,

 

Thanh tra thuế do Thanh tra Huyện, Sở tiến hành không quá 30 ngày làm việc.

Xác định và đưa ra quyết định không quá 10 ngày làm việc.

 

Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra thuế.

  1. Mục đích của việc kiểm tra, thanh tra thuế

Căn cứ vào Điều 3 về Quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh, kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 1614/QĐ-TCT. Mục đích của việc thanh tra, kiểm tra thuế nhằm:

– Theo dõi, nắm bắt việc chấp hành pháp luật, tuân thủ Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế, Quy trình thanh, kiểm tra và tuân thủ chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử của công chức thuế;

– Tình hình thực hiện nhiệm vụ và triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế để kịp thời xử lý, có biện pháp chấn chỉnh, nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, nội dung theo kế hoạch thanh, kiểm tra đã được phê duyệt.

  1. Nguyên tắc giám sát hoạt động của Đoàn thanh, kiểm tra thuế

Theo Điều 5 tại Quy chế này, quy định về nguyên tắc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế:

– Việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra tại trụ sở kinh doanh/làm việc của người nộp thuế được tiến hành thường xuyên, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc thời gian thanh tra thuế;

– Đoàn thanh tra phải tuân thủ theo pháp luật, đảm bảo tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời;

– Đoàn thanh tra phải đảm bảo bí mật thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động của Đoàn và không can thiệp trái pháp luật về hoạt động;

– Người giám sát đồng thời giám sát hoạt động của nhiều Đoàn thanh, kiểm tra thuế;

– Hoạt động cử người giám sát được thực hiện theo nguyên tắc Tổ trưởng tổ giám sát hoặc người giám sát là người được giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, có ngạch công chức (hoặc chức vụ) cao hơn hoặc tương đương ngạch công chứng của Trưởng đoàn;

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply