Hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu chuyển đổi thành hộ doanh nghiệp cần nắm rõ các thủ tục theo quy định. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp chi tiết nhất.
- Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp
Để chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, đơn vị cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết và thực hiện chuyển đổi theo đúng trình tự đã được quy định.
Hồ sơ chuyển đổi bao gồm:
+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh
+ Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký thuế
+ Điều lệ công ty
+ Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
+ Danh sách các thành viên trong công ty đối với công ty TNHH có 2 thành viên trở lên hoặc danh sách cổ đông đồng sáng lập công ty
+ Nếu doanh nghiệp có thành viên góp vốn bổ sung thì cần phải bổ sung thêm: Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tài liệu tương đương khác.
+ Bản sao có hiệu lực CMT/ CCCD/ Hộ chiếu hoặc các giấy tờ của liên quan của người đại diện Pháp luật.
+ Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ trong trường hợp người đại diện không có mặt.
+ Bản sao có hiệu lực các giấy tờ có liên quan của người được ủy quyền.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp nộp tại phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt làm trụ sở chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến qua website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
Thời gian giải quyết hồ sơ từ 2-5 ngày làm việc kể từ khi phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nhận được hồ sơ và sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp theo gmail đã đăng ký trước đó.
- Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh có lợi hơn?
2.1 Lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp
– Doanh nghiệp hoạt động dưới tư cách pháp nhân có con dấu riêng, có thể thành lập nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện, thuận tiện cho hoạt động vay vốn và giao dịch dân sự
– Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký
– Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp như miễn phí đăng ký hộ kinh doanh lần đầu, miễn lệ phí môn bài trong 3 năm…
– Doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ từ các hiệp hội nghề nghiệp, huy động và tham gia các hoạt động kêu gọi đầu tư, vay vốn từ ngân hàng.
2.2 Một số điểm hạn chế khi chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp
– Doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế hơn so với hộ kinh doanh: Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế TNCN cho người lao động.
– Doanh nghiệp phải mở sổ sách kế toán hàng, phải trả lương cho nhân sự kế toán
– Quy trình tuyển dụng hay sa thải nhân sự phải tuân thủ theo quy định của Pháp luật
– Có nhiều quy trình thủ tục hành chính phức tạp hơn so với hộ kinh doanh nên chi phí cũng tăng lên.
- Lưu ý khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp
Trong quá trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp cần chú ý một số vấn đề liên quan sau đây:
3.1 Mã số thuế
– Đơn vị chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp sẽ được cấp mã số thuế mới theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Mã số thuế của hộ kinh doanh cũ sẽ chấm dứt hiệu lực và được tiếp tục sử dụng làm mã số thuế cá nhân của người đại diện hộ kinh doanh.
3.2 Nghĩa vụ thuế
Để chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp thì hộ kinh doanh cần phải thực hiện hết nghĩa vụ thuế trước khi chuyển đổi.
Nếu hộ kinh doanh chưa thực hiện hết nghĩa vụ thuế thì:
– Doanh nghiệp mới chuyển đổi sẽ phải kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế từ hộ kinh doanh cũ
– Nếu chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần thì chủ hộ kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình đối với hộ kinh doanh.
Trên đây là thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Các đơn vị hộ kinh doanh cá thể cần nắm rõ các thủ tục và hồ sơ khi thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: