Hóa đơn điện tử bao gồm hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế. Theo đó, hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền là hóa đơn có mã hay không?
- Hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền là hóa đơn có mã hay không?
Hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền là hóa đơn có mã của cơ quan thuế theo khoản 3 Mục IV Phần I Quy định về thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế tại Quyết định số 1450/QĐ-TCT năm 2021 sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 1510/QĐ-TCT năm 2022.
Theo đó, mã của cơ quan thuế trên hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền gồm 23 ký tự có cấu trúc như sau:
MC2-C3C4-C5C6C7C8C9-C10C11C12C13C14C15C16C17C18C19C20
Trong đó:
– Chữ M: Cố định để thể hiện dấu hiệu nhận biết hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền.
– Ký tự C2: là ký hiệu phản ánh loại hóa đơn điện tử từ 1 – 6:
Số 1: Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng;
Số 2: Hóa đơn điện tử bán hàng;
Số 3: Hóa đơn điện tử bán tài sản công;
Số 4: Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia;
Số 5: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử;
Số 6: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử.
– 02 ký tự C3C4: là 02 số cuối của năm phát hành hóa đơn được sinh tự động từ phần mềm bán hàng của người nộp thuế. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2023 thì thể hiện là số 23; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2024 thì thể hiện là số 24;
– 05 ký tự C5C6C7C8C9: là một chuỗi 05 ký tự do cơ quan cấp theo hình thức tự sinh từ hệ thống hóa đơn điện tử của cơ qua thuế đảm bảo tính duy nhất.
– 11 ký tự C10C11C12C13C14C15C16C17C18C19C20: là chuỗi 11 số tăng liên tục được tự sinh ra từ phần mềm bán hàng.
– Dấu gạch ngang (-): là ký tự để phân tách các nhóm ký tự thể hiện loại hóa đơn, năm phát hành hóa đơn, ký tự do cơ quan thuế cấp, chuỗi số tăng liên tục tự sinh từ phần mềm bán hàng.
Ví dụ: Mã hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền: M1-23-E3Z8Z-00000000137
- Hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền không có địa chỉ người mua có hợp pháp?
Hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền không có địa chỉ người mua vẫn đảm bảo điều kiện là hóa đơn hợp pháp và được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ khi xác định nghĩa vụ thuế.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có các nội dung sau đây:
– Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán;
– Thông tin người mua nếu người mua yêu cầu (mã số định danh cá nhân hoặc mã số thuế);
– Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Nếu tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ giá bán chưa thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán có thuế giá trị gia tăng;
– Thời điểm lập hóa đơn;
– Mã của cơ quan thuế.
Tức là, thông tin người mua không phải là chỉ tiêu bắt buộc trên hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền, chỉ điền khi người mua có yêu cầu và cũng chỉ điền thông tin mã số thuế hoặc mã số định danh cá nhân chứ không phải điện địa chỉ người mua.
Đồng thời, theo điểm h khoản 2 Mục II Phần II Quyết định số 1450/QĐ-TCT năm 2021 được sửa đổi bởi Mục 6 Phụ lục Quyết định số 1510/QĐ-TCT năm 2022 thì hóa đơn giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền hoàn toàn không có trường thông tin địa chỉ người mua.
Đối chiếu với khoản 3 Điều 11 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
Như vậy, hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền không cần có thông tin địa chỉ người mua vẫn được xác định là hóa đơn hợp pháp.
- Đăng ký hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền như thế nào?
Theo Công văn số 15461/CTTPHCM-TTHT năm 2022 của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh thì để triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế cần đáp ứng các điều kiện sau:
Có thể thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương pháp điện tử (như: có chữ ký số và đăng ký để được cơ quan thuế cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử).
Có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (như: máy tính hoặc thiết bị điện tử có kết nối internet, email).
Sử dụng phần mềm có thể lập hoá đơn điện tử vừa có thể truyền dữ liệu đến người mua và cơ quan thuế.
Để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền, người nộp thuế cần đăng ký và sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: