Việc quá hạn thanh toán có thể tác động đến vấn đề khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT). Vậy hóa đơn chưa thanh toán có được khấu trừ thuế GTGT không? Dưới đây là câu trả lời.
- Hóa đơn chưa thanh toán có được khấu trừ thuế GTGT?
Tại điểm c khoản 3 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC và khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).
- c) Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).
Đồng thời theo hướng dẫn tại Công văn 06/TCT-CS năm 2017 của Tổng Cục thuế đối với việc khấu trừ thuế của hóa đơn chưa thanh toán như sau:
Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đến thời hạn thanh toán ghi trong hợp đồng cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh chưa phải điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đã kê khai khấu trừ đến khi thanh toán thực tế, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đã được khấu trừ tương ứng với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán thực tế.
Theo đó, đối với hóa đơn chưa thanh toán sẽ thực hiện như sau:
– Đối với các hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, các doanh nghiệp cần căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Trường hợp các chứng từ thanh toán qua ngân hàng chưa có do chưa tới thời điểm thanh toán theo đúng hợp đồng thì các doanh nghiệp vẫn được phép kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
– Đối với các trường hợp khi thanh toán, doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì doanh nghiệp sẽ phải kê khai, điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ trước đó đối với các hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt.
Như vậy, khi hóa đơn chưa thanh toán thì doanh nghiệp vẫn được kê khai và khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định pháp luật.
- Việc lập hóa đơn thực hiện trước hay sau khi thanh toán?
Theo Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
- Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
…
Như vậy, theo quy định hiện nay thì việc lập hóa đơn không phụ thuộc thời điểm thanh toán mà sẽ được xác định như sau:
[1] Đối với bán hàng hóa: thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
[2] Đối với cung cấp dịch vụ: Thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: