Công ty của anh kê khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Anh muốn hỏi sắp tới công ty xuất khẩu dịch vụ phần mềm ứng dụng cho công ty nước ngoài thì có cần lập hóa đơn VAT hay không?

  1. Hóa đơn

Hóa đơn giá trị gia tăng (hay còn gọi là hóa đơn VAT) là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

Loại hóa đơn

Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:

1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

b) Hoạt động vận tải quốc tế;

c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

Theo quy định nêu trên, hóa đơn VAT là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế VAT theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về áp dụng hóa đơn điện tử như sau:

Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

3. Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:

c) Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.

Theo đó, trường hợp công ty của anh kê khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi xuất khẩu dịch vụ phần mềm ứng dụng cho công ty nước ngoài thì phải lập hóa đơn và sử dụng hóa đơn VAT điện tử.

  1. Thời điểm xuất hóa đơn

Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về áp dụng hóa đơn điện tử như sau:

Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

3. Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:

c) Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.

Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.

Như vậy, thời điểm xuất hóa đơn điện tử đối với hoạt động xuất khẩu dịch vụ phần mềm ứng dụng cho công ty nước ngoài là thời điểm hoàn tất tất cả thủ tục hải quan xuất khẩu (tức ngày xác nhận thông quan).

Lưu ý:

+ Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế VAT là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

+ Tại thời điểm làm thủ tục hải quan đối với dịch vụ xuất khẩu người khai hải quan chưa thể xuất hóa đơn VAT để nộp trong bộ hồ sơ hải quan.

  1. Tên dịch vụ có phải ghi tiếng Việt không?

Tên hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn VAT được căn cứ theo điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

Nội dung của hóa đơn

6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

a) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ

– Tên hàng hóa, dịch vụ: Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt. Trường hợp bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại (ví dụ: điện thoại Samsung, điện thoại Nokia…). Trường hợp hàng hóa phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì trên hóa đơn phải thể hiện các số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. Ví dụ: Số khung, số máy của ô tô, mô tô, địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của một ngôi nhà…

Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ được giao dịch có quy định về mã hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn phải ghi cả tên và mã hàng hóa, dịch vụ.

Theo đó, trên hóa đơn điện tử phải thể hiện tên dịch vụ phần mềm ứng dụng bằng tiếng Việt.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply