Giải thể là việc chấm dứt tồn tại với tư cách một pháp nhân của doanh nghiệp. Vậy sau khi giải thể, doanh nghiệp có được sử dụng hóa đơn, chứng từ còn lại không?
- Sau khi giải thể, doanh nghiệp có được sử dụng hóa đơn còn lại không?
Khi một doanh nghiệp đã có quyết định giải thể (ngừng sử dụng mã số thuế và được chấp thuận bởi cơ quan thuế), doanh nghiệp đó sẽ không được dùng những hóa đơn đã phát hành còn chưa sử dụng (hóa đơn hết giá trị sử dụng).
Theo đó, khi có nhu cầu sử dụng hóa đơn cho các hoạt động thanh lý tài sản thì doanh nghiệp có thể xin cấp hóa đơn điện tử cho hoạt động này. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ có quy định:
Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
…
2. Quy định về cấp và kê khai xác định nghĩa vụ thuế khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh như sau:
a) Loại hóa đơn cấp theo từng lần phát sinh
a.1) Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng trong các trường hợp:
– Hộ, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng;
– Tổ chức không kinh doanh nhưng có phát sinh giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
– Doanh nghiệp sau khi đã giải thể, phá sản, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua;
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thuộc các trường hợp sau:
+ Ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua;
+ Tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
+ Bị cơ quan thuế cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Như vậy, doanh nghiệp sau khi đã giải thể, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế mà có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua thì sẽ được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh.
Còn nếu như công ty anh sử dụng những hóa đơn, chứng từ đã hết hạn sử dụng mà không xin phép thì có thể bị xử phạt về hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
- Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ hết giá trị sử dụng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hành vi sử dụng hóa đơn chứng từ đã hết giá trị sử dụng được quy định tại Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:
Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ
1. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp:
a) Hóa đơn, chứng từ giả;
b) Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
c) Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
d) Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
đ) Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
e) Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp”.
Bên cạnh đó, Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:
Xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.
Mức phạt này là mức phạt với cá nhân với tổ chức mức phạt bằng 2 mức phạt trên theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Như vậy, từ những quy định nêu trên thì hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ đã hết hạn sử dụng của công ty anh có thể bị xử phạt cao nhất lên đến 100.000.000 đồng.
- Các tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực thuế, hóa đơn chứng từ quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực thuế, hóa đơn
1. Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Vi phạm hành chính với số tiền thuế (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn) từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc giá trị hàng hóa, dịch vụ từ 500.000.000 đồng trở lên được xác định là vi phạm hành chính về thuế có quy mô lớn theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính từ 10 số hóa đơn trở lên được xác định là vi phạm hành chính về hóa đơn có quy mô lớn theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, trường hợp của anh, thì nếu như anh sử dụng những hóa đơn, chứng từ không hợp pháp đó và vi phạm với số lượng lớn thì còn bị xem là tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực thuế, hóa đơn và có thể bị xử lý như trên nếu vi phạm.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: