Xử lý hóa đơn sai sót theo Thông tư 78 như thế nào? Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 được quy định ra sao? Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

  1. Xử lý hóa đơn sai sót theo Thông tư 78 như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định về xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp. Theo đó, xử lý hóa đơn sai sót theo Thông tư 78 được quy định cụ thể như sau:

[1] Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì người bán lựa chọn 01 trong các phương thức sau:

– Sử dụng mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục 1A ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn sai sót.

– Thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót và gửi thông báo theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh.

[2] Trường hợp hóa đơn điện tử được lập khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì:

– Người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo mẫu số 04/SS-HĐĐT

[3] Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì:

– Người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu đối với các lần xử lý hóa đơn sai sót tiếp theo

[4] Trường hợp hóa đơn điện tử được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn sai sót thì:

– Người bán chỉ thực hiện điều chỉnh mà không thực hiện hủy hoặc thay thế.

[5] Đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn sai sót thì:

– Người bán điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.

*Lưu ý: Theo thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục 1B kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục 1A ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc kiểm tra hóa đơn điện tử đã lập có sai sót, trong đó ghi rõ căn cứ kiểm tra là thông báo Mẫu số 01/TB-RSĐT của cơ quan thuế bao gồm thông tin số và ngày thông báo.

  1. Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 được quy định ra sao?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC, ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau:

– Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng.

– Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng.

– Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công.

– Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia.

– Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

– Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử.

  1. Ủy nhiệm xuất hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 có cần phải thông báo với cơ quan thuế?

Theo quy định Điều 3 Thông tư 78/2021/TT-BTC về ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử cụ thể như sau:

Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử

1. Nguyên tắc ủy nhiệm lập hóa đơn

a) Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được quyền ủy nhiệm cho bên thứ ba là bên có quan hệ liên kết với người bán, là đối tượng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử và không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ. Quan hệ liên kết được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;

b) Việc ủy nhiệm phải được lập bằng văn bản (hợp đồng hoặc thỏa thuận) giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm;

c) Việc ủy nhiệm phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử;

….

Như vậy, việc ủy nhiệm xuất hóa đơn điện tử phải được thông báo cho cơ quan thuế khi thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Mặt khác, việc ủy nhiệm xuất hóa đơn phải được lập bằng văn bản giữa các bên thực hiện ủy nhiệm như: Hợp đồng ủy nhiệm hoặc giấy ủy nhiệm.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply