Hiện nay, bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử như Shoppe, Lazada, Sendo,… hay những cá nhân bán hàng trên Facebook, Zalo, TikTok đang được Tổng cục thuế sẽ rà soát, đưa vào diện quản lý hoặc truy thu thuế.

Nhiều người bán hàng online cho biết khá bất ngờ khi được cơ quan thuế mời lên làm việc và truy thu thuế, phạt hàng chục triệu đồng.

Cục Thuế TP.HCM cho biết hầu hết ngân hàng đã cung cấp thông tin cho cơ quan thuế. Những dữ liệu này bao gồm cả những cá nhân kinh doanh online, những cửa hàng, hộ kinh doanh có mặt bằng kinh doanh nhưng cũng có doanh thu ở mảng bán hàng online thông qua các sàn TMĐT và các app như Shopee, GrabFood, Foody…

Cục Thuế TP.HCM đã lọc ra danh sách và chuyển về các chi cục thuế để gửi giấy mời những người kinh doanh online nhưng chưa kê khai và nộp thuế lên làm việc. Nhiều người bán hàng online đã được cơ quan thuế mời lên làm việc và truy thu số tiền khá lớn, ít thì vài chục triệu, có người lên đến hàng trăm triệu đồng. Nhiều người cũng nại lý do không biết quy định về thuế, nay bị truy thu số tiền quá lớn…

Vậy các quy định nào liên quan đến kê khai và đóng thuế mà người bán hàng online cần lưu ý để tránh bị truy thu thuế và có rủi ro chịu một mức phạt nặng? Các bạn cung tham khảo bài viết dưới đây nhé.

  1. Cá nhân kinh doanh online có phải nộp thuế không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Thuế, kể từ ngày 5/12/2020, các ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp. Đồng thời, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Ngân hàng cũng phải có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử (không có cơ sở thường trú tại Việt Nam) có phát sinh thu nhập từ Việt Nam; phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế…

Ngoài ra, tại Nghị định 91/2022/NĐ-CP quy định chủ sở hữu Sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin người bán cho CQT.

Theo quy định tại Phụ lục I Danh mục ngành nghề tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC thì người hoạt động kinh doanh, bán lẻ các loại hàng hóa phải nộp thuế giá trị gia tăng là 1%, thuế thu nhập cá nhân là 0,5% trên tổng doanh thu, từ 100 triệu đồng trở lên.

Có thể thấy ngành thuế đã đưa các quy định và hướng dẫn cụ thể để kiểm soát việc kê khai và nộp thuế của các cá nhân kinh doanh online. Vậy các loại thuế phải nộp khi bán hàng online là những thuế nào? Các bạn có thể tham khảo chi tiết hơn ở bài viết theo đường link dưới đây nhé.

Các loại thuế phải nộp khi bán hàng online là những thuế nào?

  1. Quy định pháp luật về truy thu thuế bán hàng online?

Việc truy thu thuế là quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng nộp thuế cần phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Căn cứ Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn như sau:

Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

  1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
  2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
  3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
  4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;

b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.

Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;

b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply