Báo cáo tài chính hợp nhất là gì, mục đích của báo cáo tài chính hợp nhất ra và những đối tượng nào cần lập loại báo cáo này? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

  1. Báo cáo tài chính hợp nhất là gì?

Báo cáo tài chính hợp nhất là loại báo cáo được lập dựa trên cơ sở hợp nhất các báo cáo tài chính riêng lẻ của công ty mẹ và các công ty thành viên (hay còn gọi là công ty con). Báo cáo này sẽ được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp.

Căn cứ theo chuẩn mực số 25 về Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con một số thuật ngữ được hiểu như sau:

  • Tập đoàn: Bao gồm công ty mẹ và công ty con
  • Công ty mẹ: là doanh nghiệp có một hoặc nhiều công ty con
  • Công ty con: là doanh nghiệp, kể cả đơn vị không có tư cách pháp nhân như các đơn vị hợp danh; được kiểm soát bởi công ty mẹ.
  1. Đối tượng phải lập báo cáo tài chính hợp nhất là:

– Tất cả các công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con có thể là sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu gián tiếp thông qua một công ty con khác.

– Tất cả các tổng công ty Nhà nước được thành lập và hoạt động theo mô hình có công ty con cũng phải lập, nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật về kế toán.

  1. Yêu cầu của báo cáo tài chính hợp nhất

Trong khi đó, theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 202/2014/TT-BTC, báo cáo tài chính hợp nhất cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ trong kỳ kế toán của tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ hay các công ty con trong tập đoàn.
  • Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho việc đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng tạo tiền của tập đoàn trong kỳ kế toán đã qua và dự đoán trong tương lai, làm cơ sở cho việc ra quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào tập đoàn của các chủ sở hữu, nhà đầu tư, chủ nợ hiện tại và tương lai và các đối tượng khác sử dụng Báo cáo tài chính.
  • Như vậy, yêu cầu đối với báo cáo tài chính hợp nhất là cần đảm bảo tổng hợp, trình bày kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ trong kỳ kế toán của một doanh nghiệp một cách toàn diện nhất. Thông qua báo cáo tài chính hợp nhất, các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp trong tương lai.
  1. Kỳ lập Báo cáo tài chính hợp nhất

Căn cứ theo điều 4 thông tư số Số 202/2014/TT-BTC như sau:

Báo cáo tài chính hợp nhất gồm Báo cáo tài chính hợp nhất năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ (báo cáo quý, gồm cả quý IV và báo cáo bán niên). Báo cáo tài chính hợp nhất năm được lập dưới dạng đầy đủ, Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược.

Báo cáo tài chính hợp nhất năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ gồm:

  • Bảng cân đối kế toán hợp nhất;
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất;
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất.”
  1. Quy định về thời hạn nộp và công khai báo cáo tài chính hợp nhất

Cụ thể, Điều 6 của Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về thời hạn nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất như sau:

  • Báo cáo tài chính hợp nhất năm phải nộp cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm và được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất năm và công khai theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
  • Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ phải nộp cho các chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp và công khai Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Như vậy, thời hạn lập và nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định hiện hành là vào cuối kỳ kế toán. Theo đó, chậm nhất trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, doanh nghiệp phải nộp báo cáo này cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Lưu ý: thời hạn công khai báo cáo tài chính hợp nhất là trong vòng 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply