Không phải tất cả các loại chi phí có đầy đủ hóa đơn chứng từ đều được tính là chi phí hợp lý khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Quy định về những khoản chi phí bị khống chế khi tính thuế TNDN như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau nhé.

  1. Điều kiện về chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Theo điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”

  1. Các khoản chi phí bị khống chế

Theo khoản 2 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC thì:

2.1 Chi phí khấu hao tài sản cố định

– Đối với tài sản cố định thông thường thì sẽ bị khống chế thời gian, phương pháp khấu hao từng loại tài sản theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.

Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao, được áp dụng khấu hao nhanh, nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

– Đối với xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) thì chỉ được tính vào chi phí được trừ phần khấu hao tương ứng với phần giá trị từ 1,6 tỷ đồng trở xuống.

2.2 Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa

Phần chi vượt mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu mà Nhà nước đã ban hành định mức sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.3 Chi tiền lương, tiền công

Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi sẽ không được tính vào chi phí được trừ, trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.

2.4. Chi trang phục bằng tiền cho người lao động

Căn cứ: khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC

Doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.

2.5 Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác cho người lao động

Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.

(Khoản 3 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC)

Phần chi vượt quá 03 triệu đồng sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ 03 triệu đồng trở xuống sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

2.6 Chi phí trả tiền lãi vay

Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi phí lãi vay sau đây:

Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.

2.7 Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động

Căn cứ: khoản 3 Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC

Tổng số chi có tính chất phúc lợi cho người lao động không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như:

  • Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động.
  • Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị.
  • Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo.
  • Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau.
  • Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập.
  • Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động.
  • Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động).
  • Những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply