Hiện nay có các loại BCTC nào phổ biến được nhiều doanh nghiệp quan tâm? Mỗi loại báo cáo có vai trò như thế nào đối với hoạt động của doanh nghiệp? Các bạn có thể tìm hiểu những nội dung này trong bài viết sau đây.

  1. Các loại BCTC phổ biến hiện nay

Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Mục đích của BCTC nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp BCTC một cách chính xác, trung thực, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hiện hành.

– BCTC đưa ra những quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Căn cứ mục đích sử dụng BCTC, 4 loại phổ biến có thể kể đến gồm:

+ Báo cáo kết quả kinh doanh.

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

+ Bảng cân đối kế toán.

Cụ thể như sau:

– Báo cáo kết quả kinh doanh

  • Loại báo cáo này dùng để thể hiện các khoản doanh thu, thu nhập khác và chi phí của tổ chức, doanh nghiệp; thể hiện hoạt động của doanh nghiệp trong một giai đoạn cụ thể như tháng/quý/năm hoặc cho một kỳ cụ thể như tháng/quý/năm.
  • Báo cáo kết quả kinh doanh mang tính chất độc lập, cho thấy kết quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp theo công thức: Doanh thu và thu nhập trừ đi chi phí. Nếu phần chi phí nhỏ hơn doanh thu và thu nhập thì đơn vị đó thu được lãi.

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được dùng để thể hiện việc tạo ra, sử dụng dòng tiền trong một kỳ nhất định của doanh nghiệp, tổ chức.

Cụ thể hơn, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy một cách cụ thể về hoạt động vào ra của các dòng tiền trong một kỳ với 03 loại hoạt động như sau:

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
  • Dòng tiền từ các hoạt động đầu tư
  • Dòng tiền từ các hoạt động tài chính.

– Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán bao gồm: Phần nguồn vốn và tài sản. Mục đích nhằm liệt kê thông tin cụ thể về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vào một thời điểm (ngày), cuối tháng/cuối quý/cuối năm. Cụ thể là:

  • Phần tài sản: nội dung phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có dưới tất cả hình thái và ở mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán.
  • Phần nguồn vốn: nội dung phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản vào thời điểm cuối kỳ kế toán của doanh nghiệp.
  1. Bộ hồ sơ BCTC nộp cho cơ quan thuế gồm những gì?

– Một bộ hồ sơ BCTC dùng để nộp cho cơ quan thuế sẽ gồm các thành phần sau:

  • Bảng cân đối kế toán.
  • Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi lỗ).
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  • Thuyết minh các BCTC được sử dụng để giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh dựa trên các BCTC tổng hợp, các chính sách kế toán được áp dụng để ghi nhận những nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: Chế độ kế toán áp dụng, hình thức kế toán, nguyên tắc ghi nhận, phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn kho, phương pháp trích khấu hao tài sản cố định,…

– Đồng thời, nội dung của BCTC cần phải phản ánh được các vấn đề như sau:

  • Tài sản
  • Nợ phải trả và vốn của chủ sở hữu
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và các chi phí khác
  • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
  • Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
  • Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị
  • Các luồng luân chuyển của tiền ra/vào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  1. Ý nghĩa của BCTC đối với tổ chức, doanh nghiệp

BCTC đối với hoạt động quản lý của doanh nghiệp và cơ quan chủ quản có ý nghĩa rất quan trọng. Theo đó, ý nghĩa của BCTC như sau:

  • Phản ánh toàn diện về tình hình quản lý tài sản, những khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, kết quả kinh doanh và tình hình tài chính trong kỳ của doanh nghiệp.
  • Cung cấp các thông tin tài chính để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp trong các kỳ hoạt động, được dùng làm cơ sở để kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng nguồn vốn và khả năng huy động vốn vào công tác sản xuất kinh doanh.
  • Là căn cứ quan trọng để phân tích, nghiên cứu và phát hiện các khả năng tiềm tàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định chủ chốt để quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, chủ nợ.
  • Có thể xây dựng những kế hoạch kinh tế kỹ thuật, tài chính và các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply