Nộp thuế là quyền lợi và cũng là nghĩa vụ đối với các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.

Khi các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư vào Việt Nam sẽ phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, một trong những loại thuế quan trọng mà doanh nghiệp nước ngoài phải nộp cho nhà nước Việt Nam. Kể từ khi bắt đầu thành lập và đi vào hoạt động cho đến khi giải thể, doanh nghiệp nước ngoài phải hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Như vậy, nếu thành lập chi nhánh công ty nước ngoài thì chi nhánh có nghĩa vụ thực hiện chế độ thuế, kế toán theo quy định của Việt Nam. Theo đó, chi nhánh công ty nước ngoài có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) không?

  1. Chi nhánh là gì?

Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020:

“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Do đó, Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Khi đăng ký hoạt động Chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán, gồm: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.

  1. Chi nhánh công ty nước ngoài có phải nộp thuế TNDN?

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất , kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ có thu nhập chịu thuế, cụ thể gồm những đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, trong đó có:

1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

[…] d) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:

– Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;[…]

Như vậy, chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam là đối tượng phải nộp thuế TNDN theo quy định.

  1. Trường hợp chi nhánh tại nước ngoài bị lỗ thì có cần kê khai tại Việt Nam không?

Tại Điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định thì khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm có chuyển phần thu nhập về nước theo quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khoản thu nhập (lãi), khoản lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài không được trừ vào số lỗ, số thu nhập (lãi) phát sinh trong nước của doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Như vậy, về nguyên tắc dù lãi hay lỗ thì hoạt động của chi nhánh của công ty Việt Nam đầu tư tại nước ngoài đều cần phải thực hiện kê khai thuế TNDN tại Việt Nam.

  1. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC, thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Trường hợp doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN được tính theo công thức:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) ) x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó,

1) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

2) Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác

3) Thuế suất thuế TNDN

– Thuế suất 20%: Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

– Thuế suất 32% – 50%: Áp dụng đối với doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.

– Thuế suất 50%: Áp dụng đối với doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như: bạch kim, vàng, bạc, thiếc…Thuế thu nhập doanh nghiệp = (Thu nhập tính thuế – các khoản trích lập KH&KT) x thuế suất.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply