Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải nắm rõ quy định. Đặc biệt là thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN tránh tình trạng nộp thiếu tiền thuế ảnh hưởng tới DN.

Để nắm rõ các quy định liên quan đến thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN, các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào đối tượng là doanh nghiệp/tổ chức kinh tế có mức thu nhập phải chịu thuế bao gồm từ hoạt động kinh doanh, sản xuất, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và những thu nhập khác của doanh nghiệp theo quy định.

  1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

– Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

– Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước.

  1. Điều kiện ghi nhận doanh thu

Các bạn có thể tham khảo điều kiện ghi nhận doanh thu theo từng giao dịch cụ thể trong VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác hoặc thông tư 200/2014/TT-BTC.

Về cơ bản, doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện:

  • Đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua.
  • Không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
  • Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
  • Đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
  • Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
  1. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 96/2015/TT-BTC) như sau:

– Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.

– Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại mục 3.

– Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho người mua.

– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

  1. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023

Theo điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.

– Thứ nhất, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm, gia công, cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền.

Chi phí được trừ là khoản thu thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp/tổ chức.

– Thứ 2, thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

– Thứ ba, tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường là 20%. Đối với doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí sẽ chịu mức thuế 32 – 50%.

* Đối với các doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:

– Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.

Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.

– Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.

– Đối với hoạt động khác: 2%.

(Căn cứ khoản 5 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC).

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply