Cộng tác viên được hiểu đơn giản là người tham gia vào các dự án ngắn hạn, hay các công việc cụ thể của doanh nghiệp. Ký hợp đồng cộng tác viên có phải đóng thuế TNCN không?

  1. Hợp đồng cộng tác viên có thể được giao kết theo những loại hợp đồng nào?

Hiện nay theo quy định pháp luật thì không có hình thức cụ thể cho hợp đồng cộng tác viên. Tuy nhiên, dựa trên tính chất của công việc cộng tác viên thì hợp đồng cộng tác viên có thể được giao kết dưới các dạng hợp đồng khác nhau, cụ thể là:

Căn cứ theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:

Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Theo đó, hợp đồng cộng tác viên có thể được giao kết dưới dạng hợp đồng dịch vụ, trong đó, bên cung ứng dịch vụ là người cộng tác viên cung cấp dịch vụ làm việc và nhận thù lao dịch vụ từ bên sử dụng dịch vụ là người sử dụng lao động.

Lúc này cộng tác viên và người sử dụng lao động sẽ phải tuân theo những quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng

Căn cứ theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động như sau:

Hợp đồng lao động

  1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

  1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Theo đó, hợp đồng cộng tác viên cũng có thể được giao kết dưới dạng hợp đồng lao động. Lúc này, 02 bên sẽ tuân theo những quy định của pháp luật lao động.

Khi cộng tác viên đơn phương hủy hợp đồng cộng tác viên thì có cần báo trước với người sử dụng lao động không?

Căn cứ theo Điều 520 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ như sau:

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ

  1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
  2. Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Đồng thời căn cứ theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

  1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, dù là giao kết hợp đồng cộng tác viên theo hợp đồng lao động hay hợp đồng dịch vụ thì cộng tác viên vẫn cần báo trước cho người sử dụng lao động biết trước trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, đối với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng cộng tác viên theo dạng hợp đồng dịch vụ thì cộng tác viên sẽ có sự chủ động hơn về thời gian vì pháp luật không quy định thời gian cụ thể cho việc thông báo chấm dứt hợp đồng mà cộng tác viên sẽ thông báo trước một khoảng thời gian hợp lý

  1. Có cần đóng thuế thu nhập cá nhân khi giao kết hợp đồng cộng tác viên không?

Căn cứ theo điểm b, i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế như sau:

Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế

  1. Khấu trừ thuế

Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:

  1. b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công

b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Theo đó, nếu cộng tác viên ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng và hợp đồng dịch vụ có có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên thì phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cộng tác viên.

Trường hợp động tác viên ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên sẽ thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

Như vậy, hợp đồng cộng tác viên dù được giao kết dưới hình thức loại hợp đồng lao động hay hợp đồng dịch vụ thì thu nhập đều sẽ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply