Doanh nghiệp có được góp vốn bằng tiền mặt vào doanh nghiệp khác không?

Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP: Giao dịch tài chính của doanh nghiệp

“1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.”

Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC

  1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
  2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:

a) Thanh toán bằng Séc;

b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

3. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

=> Như vậy, doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.

Mức xử phạt khi vi phạm

Khoản 3 điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP:

b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;

Khoản 8 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 143/2021/NĐ-CP)

“8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vi phạm quy định thanh toán bằng tiền mặt;

b) Thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán mà không phải là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.”;

Như vậy khi doanh nghiệp vi phạm đối với việc góp vốn bằng tiền mặt mức phạt sẽ từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

Đối với cá nhân: theo công văn số 786/TCT-CS Tổng cục thuế ban hành, theo đó các doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt khi góp vốn, mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp. Quy định trên không áp dụng bắt buộc đối với cá nhân khi góp vốn vào doanh nghiệp.

Một số qui định liên quan đến góp vốn bằng tài sản

Căn cứ Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về định giá tài sản góp vốn:

“1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

  1. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”

– Căn cứ Điều 50 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế:

“1. Người nộp thuế bị ấn định thuế khi thuộc một trong các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế sau đây:

b) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;

đ) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;

…”

– Căn cứ khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT:

“21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

…”

Công văn 32670/CTHN-TTHT:

Trường hợp Công ty nhận vốn góp của cá nhân bằng giá trị quyền sở hữu nhãn hiệu và thực hiện nhận chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu từ cá nhân sang Công ty theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì nghĩa vụ thuế của Công ty và cá nhân như sau:

Công ty thực hiện tiếp nhận thêm thành viên góp vốn mới theo quy định của pháp luật mà tài sản sau góp vốn xác định là thuộc sở hữu của Công ty, bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh thì không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế TNDN của Công ty.

Việc định giá tài sản góp vốn thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Trường hợp tài sản góp vốn được xác định là tài sản cố định vô hình theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC thì Công ty thực hiện trích khấu hao tài sản cố định vô hình theo hướng dẫn tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC nêu trên.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường thì người nộp thuế thuộc Trường hợp bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 50 Luật Quản lý thuế.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply