Ủy quyền quyết toán thuế TNCN được định nghĩa là trong quá trình nộp thuế, người nộp thuế sẽ ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức khác để thực hiện nghĩa vụ quyết toán thuế TNCN. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai quyết toán thuế TNCN cho các cá nhân có ủy quyền. Vậy có trường hợp nào doanh nghiệp từ chối nhận ủy quyền quyết toán thuế cho người lao động được không?

  1. Doanh nghiệp từ chối nhận ủy quyền quyết toán thuế cho người lao động được không?

Căn cứ theo điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có nêu:

Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế

6. Các loại thuế, khoản thu khai quyết toán năm và quyết toán đến thời điểm giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa) mà doanh nghiệp chuyển đổi kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp được chuyển đổi thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp, doanh nghiệp khai quyết toán khi kết thúc năm. Cụ thể như sau:

d) Thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế. Cụ thể như sau:

d.1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán thuế theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả và thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có).

Theo đó, luật quy định rằng doanh nghiệp có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Do đó, doanh nghiệp không được từ chối nhận ủy quyền khai quyết toán thuế cho người lao động có thu nhập do doanh nghiệp chi trả. Doanh nghiệp khai quyết toán khi kết thúc năm.

  1. Người lao động được ủy quyền quyết toán thuế cho doanh nghiệp trong trường hợp nào?

Căn cứ theo điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập, cụ thể như sau:

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm; đồng thời có thu nhập văng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

  1. Đối tượng không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Người lao động không được ủy quyền quyết toán thu nhập cá nhân trong các trường hợp sau đây:

– Người lao động đã nhận được chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân ( trừ trường hợp chứng từ khấu trừ được doanh nghiệp thu hồi hay hủy bỏ)

– Người lao động nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên nhưng đã nghỉ việc tại thời điểm ủy quyền quyết toán thuế TNCN.

– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại doanh nghiệp và có nguồn thu nhập vãng lai chưa được khấu trừ thuế hoặc khấu trừ chưa đủ.

– Người lao động có thu nhập tiền công, tiền lương từ nhiều doanh nghiệp và đều ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

– Người lao động không có thu nhập từ tiền công, tiền lương do ký hợp đồng lao động mà chỉ có thu nhập vãng lai đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

– Người lao động có thu nhập từ tiền công, tiền lương thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, bệnh hiểm nghèo phải tự khai quyết toán thuế

– Người lao động chưa được cấp mã số thuế cá nhân.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply