Trong một số trường hợp sẽ có quy định khác nhau về thuế và kế toán khiến cho nhiều doanh nghiệp lúng túng khi áp dụng. Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiều quy định về thuế và kế toán đối với các khoản giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại nhé.

  1. Giảm giá hàng bán

1.1 Pháp luật kế toán về giảm giá hàng bán:

Theo Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính:

– Tài khoản giảm giá hàng bán dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.

– Theo nguyên tắc hạch toán tài khoản 521-Giảm giá hàng bán, khoản giảm giá hàng bán nếu đã giảm trừ trực tiếp trên hóa đơn thì không được hạch toán vào tài khoản 521; Chỉ được phản ánh vào tài khoản 521 các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng và lập hoá đơn giao cho người mua (Giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất…

– Trong kỳ kế toán, Khoản giảm trừ hàng bán phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ của Tài khoản “ Giảm giá hàng bán”.

– Cuối kỳ kế toán, Trước khi lập báo cáo tài chính thực hiện kết chuyển tổng số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc tài khoản 512 “ Doanh thu bán hàng nội bộ” để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ

1.2 Pháp luật thuế về giảm giá hàng bán:

– Theo Khoản 2.8, Phụ lục 4 ban hành kèm Thông tư 39/2014/TT-BTC: Tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại thì bên bán và bên mua phải lập biên bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hóa, mức giá giảm theo hóa đơn bán hàng ( số ký hiệu, ngày, thàng năm của hóa đơn, thời gian) , lý do tăng (giảm) giá, đồng thời bên bán lập hóa đơn điều chỉnh . Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh giảm giá bán, (không được ghi số âm(-), thuế GTGT cho hàng hóa, dịch vụ tại hóa đơn số, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán kê khai điều chỉnh doanh số bán, thuế đầu ra.

– Khoản 5b Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC: “Đối với hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, dịch vụ trước đó thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo.”

– Theo Khoản 3, Điều 20, Thông tư 39/2014/TT-BTC: “Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)”

Như vậy, khoản giảm giá hàng bán có thể được ghi giảm trừ trực tiếp trên hóa đơn hoặc lập hóa đơn điều chỉnh tương tự như đối với Chiết khấu thương mại.

  1. Chiết khấu thương mại

2.1 Theo Chuẩn mực kế toán số 14

Doanh thu và thu nhập khác ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính quy định:

“Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.”

– Tài khoản chiết khấu thương mại dùng để phản ánh chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng hàng dịch vụ với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua hàng, bán hàng

– Tài khoản này chỉ phản ánh khoản chiết khấu thương mại người mua đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định

– Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng lần cuối cùng.

– Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hóa mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua

– Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã giảm giá thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521, mà doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ CK TM

2.2 Pháp luật thuế về chiết khấu thương mại:

Điểm b, Khoản 5 và Khoản 22, Điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính:

– Đối với hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, dịch vụ trước đó thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo.

– Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm, đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng.

– Trường hợp việc giảm giá bán, chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền giảm giá chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.

Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi chiết khấu thương mại người mua được hưởng số tiền lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua.

Lập hóa đơn đối với chiết khấu thương mại:

Chiết khấu thương mại (trường hợp đạt doanh số hoặc sản lượng trong kỳ:

-Người bán: giảm trừ hóa đơn khi kết thúc mua hàng hoặc lập hóa đơn điều chỉnh (kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh); giảm thuế GTGT đầu ra (TK333) và giảm doanh tính thuế thu trong kỳ lập hóa đơn.

-Người mua: nhận hóa đơn của người bán; giảm thuế GTGT đầu vào (TK 133) và giảm giá trị hàng tồn kho hoặc giảm chi phí; hoặc ghi nhận thu nhập trong kỳ nhận hóa đơn.

Theo Điểm 2.5, Phụ lục 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của BTC: “Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Như vậy, CKTM được tính giảm trừ giá bán (chưa thuế GTGT) trên từng hóa đơn, của hóa đơn lần mua cuối cùng hoặc của kỳ tiếp sau; nếu kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán mới lập hóa đơn thì phải lập hóa đơn điều chỉnh kèm theo bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh; bên mua và bên bán căn cứ hóa đơn điều chỉnh này để kê khai doanh số mua, bán, thuế GTGT đầu vào, đầu ra.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply