Hộ kinh doanh cá thể là một hình thức kinh doanh đơn giản với quy mô nhỏ. Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp gồm những gì? Hộ kinh doanh đóng thuế như thế nào?

  1. Hộ kinh doanh là gì?

Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC định nghĩa về hộ kinh doanh như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Ngoài các từ ngữ đã được giải thích tại Luật Quản lý thuế, các Luật thuế và các Nghị định quy định liên quan, một số từ ngữ khác trong Thông tư này được hiểu như sau:

“Hộ kinh doanh” là cơ sở sản xuất, kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có). Trường hợp các thành viên của hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

“Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ trở lên, cụ thể như sau: hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên.

2. Hộ kinh doanh có những phương pháp khai thuế nào?

Như vậy, khi thành lập hộ kinh doanh tùy vào từng trường hợp cụ thể có thể thực hiện kê khai thuế theo phương pháp sau đây:

– Hộ kinh doanh quy mô lớn thực hiện khai thuế theo phương pháp kê khai.

– Hộ kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn được lựa chọn áp dụng phương pháp kê khai.

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ (hộ kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai) phải thực hiện kê khai theo phương pháp khoán.

Cùng tìm hiểu tình huống sau được đăng tải trên trang “chinhsachonline.chinhphu.vn” nhé:

Chi tiết câu hỏi

Hộ kinh doanh của tôi kinh doanh ngành nghề dịch vụ, lao động dưới 10 người. Hộ của tôi đóng thuế khoán hằng tháng đầy đủ. Nay tôi muốn lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai vì phương pháp này phù hợp với tôi, làm giảm chi phí đi lại, thuận lợi hơn trong công việc lập hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng. Đề nghị cơ quan thuế hướng dẫn về vấn đề này.

Trả lời

Cục Thuế tỉnh Tây Ninh trả lời vấn đề này như sau:

Tại Khoản 4 Điều 3; Điểm b Khoản 3, Tiết b6 Điểm b Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

… 4. “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Điều 13. Quản lý thuế đối với hộ khoán

… 3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán quy định tại Điểm c Khoản 2, Khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:

… b) Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh (bao gồm hộ kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán), hoặc hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai, hoặc hộ khoán thay đổi ngành nghề, hoặc hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ khoán chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh, hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế, hoặc thay đổi ngành nghề, hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.

  1. Xác định doanh thu và mức thuế khoán

… b) Điều chỉnh doanh thu và mức thuế khoán

Hộ khoán trong năm có đề nghị điều chỉnh doanh thu, mức thuế khoán do thay đổi hoạt động kinh doanh thì cơ quan thuế điều chỉnh lại mức thuế khoán theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật Quản lý thuế kể từ thời điểm có thay đổi. Cụ thể như sau:

… b.6) Hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai thì hộ khoán khai điều chỉnh, bổ sung Tờ khai thuế khoán theo Mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan thuế căn cứ Tờ khai điều chỉnh, bổ sung để điều chỉnh giảm mức thuế đã khoán cho thời gian chuyển đổi”.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp ông Sang có hộ kinh doanh đang nộp thuế theo phương pháp khoán muốn chuyển đổi sang phương pháp kê khai thì thực hiện khai điều chỉnh, bổ sung Tờ khai thuế khoán Mẫu 01/CNKD. Cơ quan thuế căn cứ Tờ khai điều chỉnh, bổ sung của hộ khoán để điều chỉnh giảm thuế đã khoán cho thời gian chuyển đổi. Thời hạn hộ khoán nộp tờ khai điều chỉnh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu chuyển đổi phương pháp tính thuế.

Hộ kê khai thực hiện chế độ kế toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021 của Bộ Tài chính từ ngày 1/1/2022.

Nguồn: chinhsachonline.chinhphu.vn

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply