Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là một phần quan trọng của quản lý hàng hóa trong mọi doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp bạn duy trì sự cân bằng trong nguồn cung cấp và cầu đáp ứng mà còn đảm bảo rằng bạn không bị kẹt hàng hoá không cần thiết trong kho. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hướng dẫn trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chi tiết.

  1. Căn cứ pháp lý

Thông tư số 228/2009/TT-BTC được ban hành ngày 07/12/2009;

Thông tư số 89/2013 ngày 28/06/2013 sửa đổi bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009;

Chuẩn mực kế toán hàng tồn kho – Chuẩn mực kế toán số 02;

Thông tư 48/2019/TT-BTC, ban hành ngày 08/08/2019, có hiệu lực vào ngày 10/10/2019.

  1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì?

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là dự phòng khi có sự giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với phần giá trị ghi sổ của hàng tồn kho hay nói cách khác là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá hàng tồn kho bị giảm.

  1. Tại sao cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho?

Để giải thích cơ sở của nghiệp vụ này, trước hết chúng ta cần hiểu về cách xác định giá trị hàng tồn kho.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02): Hàng tồn kho được tính theo giá gốc (bao gồm giá mua và các loại chi phí phát sinh khác để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái sẵn sàng sử dụng).

Tuy nhiên, thực tế trong quá trình sử dụng hoặc lưu kho, giá trị của hàng tồn kho chưa chắc còn giữ nguyên như giá trị gốc ban đầu do một số nguyên nhân như: sự lỗi thời, cung vượt cầu, hàng lỗi, sự sụt giá lớn trên thị trường,…

  1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho bao gồm những quy định trích lập nào?

Theo quy định tại điều 4 của thông tư 48/2019/TT-BTC thì một số quy định về trích lập dự phòng được nêu như sau:

4.1 Đối tượng cần thực hiện

Đối tượng cần lập sẽ gồm: nguyên vật liệu, công dụng cụ, hàng hóa, hàng gửi đi bán, hàng mua đang trên đường đi, hàng hóa kho bảo thuế, hàng thành phẩm mà giá gốc trong sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện ( gọi tắt là hàng tồn kho) đảm bảo điều kiện:

Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo đúng quy định của bộ tài chính hay các bằng chứng khác chứng minh được giá vốn hàng tồn kho.

Hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp ngay tại thời điểm lập BCTC năm.

4.2 Mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Công thức để ra được mức trích lập được áp dụng theo:

Mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho = Lượng hàng tồn kho thực tế tại thời điểm lập báo cáo x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán – Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho

Trong đó có:

Giá gốc hàng tồn được xác định theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 02 hàng tồn kho được ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế kèm theo nếu có.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ tại thời điểm lập BCTC năm trừ cho chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và tiêu thụ chúng.

4.3 Thời điểm thực hiện nghiệp vụ

Ngay tại thời điểm lập BCTC năm. Dựa trên các cơ sở tài liệu mà doanh nghiệp thu thập chứng minh giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho

Căn cứ theo các quy định tại các khoản 1 và khoản 2 của điều 4 thông tư 48/2019/TT-BTC doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

a) Nếu khoản dự phòng phải lập tương ứng bằng với số dư của khoản dự phòng khấu hao hàng tồn kho trong báo cáo năm trước được ghi vào sổ sách của công ty. Thì doanh nghiệp không được thực hiện việc ghi giảm hàng tồn kho.

b) Nếu khoản dự phòng phải lập lớn hơn với số dư của khoản dự phòng khấu hao hàng tồn kho trong báo cáo năm trước được ghi vào sổ sách của công ty. Thì doanh nghiệp được trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán trong kỳ đó.

c) Nếu khoản dự phòng phải lập thấp hơn với số dư của khoản dự phòng khấu hao hàng tồn kho trong báo cáo năm trước được ghi vào sổ sách của công ty. Thì doanh nghiệp được hoàn lại phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.

d) Mức dự phòng khấu hao hàng tồn kho được tính cho từng mặt hàng tồn kho. Được giảm giá và tổng hợp thành bảng kê chi tiết. Đây là căn cứ để hạch toán ghi vào giá vốn hàng bán. (Giá vốn của tất cả các sản phẩm, hàng hóa đã bán trong kỳ).

5. Nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Doanh nghiệp khi trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải có bằng chứng tin cậy về việc suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho;

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm lập báo cáo tài chính và phải được lập căn cứ vào quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy chế tài chính hiện hành;

Đối với từng loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho phải trích lập dự phòng riêng. Khi trích lập dự phòng dịch vụ cung cấp dở dang, thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt;

Giá trị thuần của hàng tồn kho có thể thực hiện được là giá bán của hàng tồn kho trừ đi các chi phí liên quan như: chi phí tiêu thụ, chi phí hoàn thành sản phẩm;

Lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho:

Đối với trường hợp dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán;

Đối với trường hợp dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch được ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.

  1. Phương pháp lập dự phòng

Công thức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho  

=

Lượng hàng tồn kho thực tế tại thời điểm lập BCTC năm  

x

(Giá gốc theo sổ sách kế toán của hàng tồn kho)  

Giá trị thuần của hàng tồn kho có thể được thực hiện)

Trong đó:

Giá gốc của hàng tồn kho gồm: chi phí mua hàng, chi phí chế biến và các chi phí có liên quan trực tiếp để hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 về Hàng tồn kho được ban hành kèm Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Giá trị thuần của hàng tồn kho có thể thực hiện được là giá bán của hàng tồn kho trừ đi các chi phí liên quan như: chi phí tiêu thụ, chi phí hoàn thành sản phẩm.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply