Trong thực tế, có rất nhiều khách hàng mua lẻ không yêu cầu lấy hóa đơn hoặc không cung cấp các thông tin để xuất hóa đơn. Vậy khách hàng không lấy hóa đơn thì có phải lập hóa đơn không? Bên bán cần xử lý như thế nào trong trường hợp này?
- Hóa đơn điện tử là gì?
Căn cứ quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì có thể hiểu hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
– Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
– Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
- Khách lẻ không lấy hóa đơn thì có xuất hóa đơn điện tử không?
Khoản 1 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 quy định doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ các trường hợp sau:
– Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Như vậy: Căn cứ các quy định nêu trên thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Do đó, trường hợp doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách lẻ thì vẫn phải xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng theo quy định nêu trên.
- Không lập hóa đơn thì bị xử lý như thế nào?
Trong trường hợp doanh nghiệp, cá nhân không lập hóa đơn theo đúng quy định pháp luật thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau (đối với tổ chức thì mức phạt được áp dụng gấp 02 lần theo khoản 5 Điều 5 Nghị định này):
STT | Hành vi | Mức phạt | Căn cứ |
1 | Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng | – Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế (NNT) có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên;
– Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với NNT không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. – Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với NNT có một tình tiết tăng nặng. – Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với NNT có hai tình tiết tăng nặng. – Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với NNT có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên. |
Khoản 3 Điều 17 |
2 | Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế | ||
Đồng thời, NNT còn bị buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước
Nếu hành vi trốn thuế đã quá thời hiệu xử phạt thì NNT không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước. Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có). |
|||
3 | Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ | Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng (đối với cá nhân)
Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng (đối với tổ chức) |
Khoản 2 Điều 24 |
4 | Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất. | ||
5 | Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định | Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng (đối với cá nhân)
Phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng (đối với tổ chức) Buộc lập hóa đơn |
Khoản 5 Điều 24 |
6 | Lập hóa đơn không đúng thời điểm quy định | ||
6.1 | Không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ; | Cảnh cáo | Điểm a khoản 1 Điều 24 |
6.2 | Không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế | Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng (đối với cá nhân)
Phạt tiền từ 6 đến 10 triệu đồng (đối với tổ chức) |
Khoản 3 Điều 24 |
6.3 | Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định (không thuộc trường hợp 6.1 và 6.2) | Phạt tiền từ 4 triệu đến 8 triệu đồng (đối với cá nhân)
Phạt tiền từ 8 đến 16 triệu đồng (đối với tổ chức) |
Khoản 4 Điều 24 |
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: