Việc đóng thuế, nộp thuế là một trong những nghĩa vụ của mọi công dân. Khi thực hiện đóng thuế, người dân thường bắt gặp thuật ngữ kỳ tính thuế. Vậy kỳ tính thuế là gì? Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân được xác định như thế nào?

1. Kỳ tính thuế là gì?

Trước khi tìm hiểu về khái niệm kỳ tính thuế theo quy định, cùng điểm qua nội dung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp nhé.

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là thuế trực thu, tức là việc tính thuế được dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính vào miễn thuế và các khoản được giảm trừ theo quy định.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, được tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ) trong kỳ tính thuế.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019, định nghĩa kỳ tính thuế như sau:

“Kỳ tính thuế là khoảng thời gian để xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế.”

2. Kỳ tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được xác định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 7 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật thuế TNCN sửa đổi 2012 về kỳ tính thuế TNCN như sau:

(1) Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được xác định theo quy định:

– Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền công, tiền lương;

– Kỳ tính theo theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; từ chuyển nguyện BĐS; trúng thưởng; bản quyền; nhượng quyền thương mại; thừa kế; quà tặng;

– Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

(2) Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.

3. Xác định kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Kỳ tính thuế của doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch. Trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế được xác định theo năm tài chính áp dụng.

Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập được tính kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

Kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế của năm tiếp theo. Trường hợp các doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản cũng được tính tương tự. Trường hợp này áp dụng đối với các doanh nghiệp mới thành lập.

Đối với các doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu. Doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản. Để hình thành một kỳ tính thuế TNDN thì kỳ tính thuế được cộng vào kỳ tính thuế của năm trước đó.

Kỳ tính thuế TNDN năm đầu tiên hoặc năm cuối cùng không được vượt quá 15 tháng.

Trong trường hợp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế TNDN thì kỳ tính thuế TNDN của năm chuyển đổi không được vượt quá 12 tháng. Bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại.

Đối với các doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế TNDN mà thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì được lựa chọn:

– Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và sẽ hưởng ưu đãi sang năm tiếp theo;

– Nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và được hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.

4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với các loại thuế có kỳ tính thuế

4.1. Hồ sơ khai thuế đối với các loại thuế có kỳ tính thuế theo năm

Theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Quản lý thuế 2019 về hồ sơ khai thuế như sau:

“ (1) Hồ sơ khai thuế đối với các loại thuế có kỳ tính thuế theo năm bao gồm:

– Hồ sơ khai thuế năm gồm tờ khai thuế năm và các tài liệu khác có liên quan đến xác định số tiền thuế phải nộp;

– Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm: tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm, tờ khai giao dịch liên kết và các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế;

(2) Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế gồm:

– Tờ khai thuế;

– Hóa đơn, hợp đồng và các chứng từ khác có liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định;”

4.2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với các loại thuế có kỳ tính thuế theo năm

Căn cứ theo khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với các loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:

Chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm. Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm.

Chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 4, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế TNCN của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.

Chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Trường hợp cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh mới thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ nội dung về kỳ tính thuế theo quy định của pháp luật. Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ đến hotline để được hỗ trợ chi tiết nhất và chính xác nhất.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply