Vấn đề về giao dịch liên kết đang ngày càng được cơ quan quản lý thuế chú ý và rà soát hàng năm cũng như kiểm tra kỹ nội dung này khi quyết toán thuế. Một nghiệp vụ thường hay phát sinh nhất là chủ sở hữu cho chính công ty của mình vay tiền. Vậy trường hợp này có phải là giao dịch liên kết không?

  1. Tại sao phải xác định giao dịch liên kết?

Căn cứ theo khoản 13 Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019 quy định trách nhiệm của người nộp thuế như sau:

Trách nhiệm của người nộp thuế

13. Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ lập, lưu trữ, kê khai, cung cấp hồ sơ thông tin về người nộp thuế và các bên liên kết của người nộp thuế bao gồm cả thông tin về các bên liên kết cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

  1. Giao dịch cho vay có thể được xem là một giao dịch liên kết hay không?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:

“Điều 1

2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.”

Theo đó, trong trường hợp cụ thể đối với giao dịch vay – cho vay giữa các bên có quan hệ liên kết được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì có thể được xem là một giao dịch liên kết.

  1. Công ty mượn tiền của chủ sở hữu để trả cho ngân hàng thì có được xem là một giao dịch liên kết không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết

2. Các bên liên kết tại khoản 1 điều này được quy định cụ thể như sau:

l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.”

Như vậy, các giao dịch thỏa mãn điều kiện trên là giao dịch liên kết. Căn cứ theo quy định trên thì trường hợp công ty mượn tiền của chủ doanh nghiệp đồng là người đại diện pháp luật điều hành, kiểm soát doanh nghiệp với số tiền lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu; đồng thời giao dịch phát sinh trong kỳ tính thuế thì được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch vay mượn tiền giữa công ty với chủ doanh nghiệp là giao dịch liên kết. Trường hợp nếu số tiền mượn của chủ sở hữu công ty không thỏa mãn điều kiện trên thì giao dịch mượn tiền không phải là giao dịch liên kết.

  1. Công ty phát sinh giao dịch liên kết thực hiện nghĩa vụ nộp thuế dựa trên nguyên tắc nào?

Theo Điều 3 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, nguyên tắc áp dụng đối với trường hợp công ty vay của chủ sở hữu công ty và giao dịch này thuộc loại giao dịch liên kết thì nguyên tắc áp dụng quy định về điều chỉnh việc nộp thuế được thực hiện như sau:

“Điều 3. Nguyên tắc áp dụng

  1. Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để kê khai, xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.
  2. Cơ quan thuế quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế tương ứng với giá trị tạo ra từ bản chất giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, không công nhận các giao dịch liên kết không theo nguyên tắc giao dịch độc lập làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết đó để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định của Nghị định này.”

Như vậy, trường hợp công ty vay của chủ sở hữu chính công ty đó, mà giao dịch này đáp ứng các điều kiện tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP nói trên thì sẽ được xem là một giao dịch liên kết. Đối với trường hợp này, khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, công ty thực hiện dựa trên nguyên tắc nêu trên.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply