Khi tìm hiểu về pháp nhân, có không ít thông tin liên quan đến thể nhân. Và chính khái niệm này đã khiến nhiều người nhầm lẫn giữa pháp nhân và thể nhân. Vậy phân biệt hai khái niệm này như thế nào?

  1. Pháp nhân là gì? Thể nhân là gì?

Để phân biệt pháp nhân và thể nhân, trước hết người đọc cần tìm hiểu cụ thể về khái niệm pháp nhân là gì và thể nhân là gì. Cụ thể như sau:

1.1 Pháp nhân là gì?

Mặc dù Bộ luật Dân sự có quy định về pháp nhân nhưng định nghĩa pháp nhân là gì thì lại không có. Thay vào đó, Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ quy định điều kiện tổ chức được công nhận là pháp nhân.

Có thể hiểu, pháp nhân là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu gồm cơ quan điều hành và có cơ quan khác theo quyết định/điều lệ của pháp nhân đó hoặc theo quy định của pháp luật; có tài sản độc lập, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó và được nhân danh chính mình độc lập tham gia quan hệ pháp luật.

1.2 Thể nhân là gì?

Không giống pháp nhân, thể nhân là khái niệm không được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự mà thay vào đó chỉ có quy định về cá nhân. Theo đó, thể nhân hoặc còn được quy định là cá nhân là chủ thể trong các quan hệ dân sự, được đại diện cho chính mình tham gia các quan hệ dân sự.

Theo đó, cá nhân sẽ có quyền nhân thân, có năng lực pháp luật dân sự và 5 trạng thái của năng lực hành vi dân sự cùng các quyền và nghĩa về cư trú, giám hộ… nêu tại Chương IIV của Bộ luật Dân sự năm 2015.

  1. Pháp nhân và thể nhân khác nhau thế nào?

Để phân biệt pháp nhân và thể nhân, cần xem xét ở các tiêu chí sau đây:

Tiêu chí Pháp nhân Thể nhân
Năng lực trách nhiệm dân sự Được quy định thông qua các loại giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp như đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư…

Không bị hạn chế trừ trường hợp có quy định khác

Đương nhiên và mọi cá nhân đều có như nhau
Thời điểm có và chấm dứt Phát sinh khi được thành lập hoặc cho phép thành lập và chấm dứt trong các trường hợp:

– Hợp nhất

Sáp nhập

Chia

Chuyển đổi hình thức

Giải thể

Bị tuyên bố phá sản

=> Kể từ thời điểm xoá tên trong sổ đăng ký hoặc từ thời điểm được xác định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Có năng lực pháp luật dân sự từ khi sinh ra và chấm dứt khi chết đi
Điều kiện Đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được công nhận là pháp nhân:

– Được thành lập theo đúng quy định

– Có cơ cấu tổ chức gồm cơ quan điều hành và cơ quan khác

– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác

– Tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mmình

– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

Không bị hạn chế trường hợp có quy định khác
Phân loại Gồm:

– Pháp nhân thương mại

– Pháp nhân phi thương mại

– Người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

– Người mất năng lực hành vi dân sự

– Người chỉ có một phần năng lực hành vi dân sự: Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Quốc tịch Được thành lập theo pháp luật Việt Nam thì là pháp nhân Việt Nam Có thể mang 1 quốc tịch hoặc nhiều quốc tịch

Công dân Việt Nam chỉ được mang một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam trừ các trường hợp dưới đây:

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn còn quốc tịch Việt Nam

– Người nhập quốc tịch nước ngoài nhưng không phải thôi quốc tịch Việt Nam

– Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài khi là vợ, chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ của công dân Việt Nam hoặc có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam…

– Trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi

  1. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Điều 15 thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:

  1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.
  2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
  3. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:

c) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Như vậy xác định chính xác bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động thì DN mới đủ điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Đồng thời đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo khoản 1 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply