Hiện nay có nhiều thắc mắc liên quan đến chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với khoản công tác phí.

Việc khoán công tác phí cho cán bộ phù hợp với quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người đi công tác.

  1. Công tác phí là gì? Công tác phí gồm những khoản nào?

Khoản 1, điều 3, Thông tư 40/2017/TT-BTC có quy định:

“Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác, cước hành lý và tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).”

Trên đây là quy định áp dụng với các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp tư nhân ta có thể hiểu về khoản công tác phí như sau:

Công tác phí là khoản phí dành cho người lao động đi công tác bao gồm tiền đi lại, cước phí hành lý và tài liệu, tiền ở, phụ cấp công tác.

  1. Thuế TNDN

Các khoản chi phí đi công tác của người lao động cần chứng từ gì mới đưa vào chi phí hợp lý?

Tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi điểm 2.9 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định các khoản chi phí đi công tác của người lao động như sau:

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.

Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.

– Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.

– Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.

Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.

Như vậy, các khoản chi phí đi công tác của người lao động được đưa vào chi phí hợp lý khi có đầy đủ chứng từ như sau:

– Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác phải có:

  • Đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
  • Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

– Doanh nghiệp cử người lao động đi công tác cả trong nước và nước ngoài:

  • Nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ khi đủ các điều kiện bao gồm:
  • Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.
  • Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.
  • Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.

– Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ bao gồm:

  • Vé máy bay điện tử;
  • Thẻ lên máy bay (boarding pass);
  • Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.
  • Quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác;
  1. Thuế TNCN

Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

  1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:

đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.”

Như vậy, trường hợp công ty thực hiện khoán chi phụ cấp cho cán bộ được cử đi công tác phù hợp với quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người đi công tác.

  1. Văn bản tham khảo

Công văn số 10858/CTHN-TTHT ngày 9/4/2021:

“Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Grapecity có thực hiện khoán chi khoản phụ cấp cho cán bộ được cử đi công tác phù hợp với quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người đi công tác.”

Công văn số 5023/TCT-TNCN ngày 30/10/2017:

Như vậy, căn cứ các hướng dẫn nêu trên, về khoản tiền công tác phí, trường hợp các khoản thanh toán tiền công tác phí của các cá nhân đi công tác theo đúng quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật thì các khoản thanh toán tiền công tác phí này là khoản thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply