Khi doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, tình trạng tài chính không khả quan hoặc chưa có phương án kinh doanh khả thi, chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức tạm ngừng đăng ký hoạt động của doanh nghiệp thay vì làm thủ tục giải thể để có thêm thời gian tìm kiếm khách hàng và phương án kinh doanh hiệu quả. Vậy doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo thuế không? Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp các loại thuế nào?
- Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đó, doanh nghiệp vẫn tồn tại nhưng không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt đồng nào khác trong thời gian tạm ngừng.
Thời gian mỗi lần tạm ngừng theo luật định tối đa là 01 năm và được gia hạn thêm 01 năm tiếp theo.
Theo khoản 3 điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
- Thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Thứ nhất: Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh với nội dung gồm:
Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ngành, nghề kinh doanh.
Ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng.
Thứ hai: Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai (02) năm.
Thứ ba: Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, kèm theo thông báo phải có quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
Thứ tư: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đến cơ quan thuế để phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
- Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế không?
3.1 Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp các loại thuế nào?
– Đối với thuế môn bài: Theo điểm c, khoản 2, điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ, Doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động trọn năm từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 sẽ không phải nộp thuế môn bài cho năm tạm ngừng đó.
– Đối với thuế Giá trị gia tăng, Thu nhập cá nhân, Thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ khoản 2 điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm. Vậy nên, nếu trong hồ sơ khai thuế có phát sinh phải nộp các loại thuế trên thì doanh nghiệp vẫn phải nộp đầy đủ, đúng hạn với thời hạn kê khai thuế.
– Đối với nợ thuế, nợ chậm nộp thuế: Theo khoản 3 điều 206 Luật doanh nghiệp 2020, Trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện nộp đầy đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản còn nợ và hoàn thành việc thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp giữa các bên có thỏa thuận khác.
3.2 Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo thuế không
Căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP:
Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
Đồng thời, căn cứ Điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định:
Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
Từ những quy định trên, nếu doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh mà không phát sinh bất kì nghĩa vụ thuế nào, thì không phải nộp hồ sơ báo cáo thuế của thời gian tạm ngừng kinh doanh.
– Nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tròn năm dương lịch hoặc năm tài chính (01/01-31/12) và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì sẽ không phải kê khai và nộp báo cáo thuế.
– Nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì sẽ phải nộp lệ phí môn bài, báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp.
Tóm lại, chỉ trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch; hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp báo cáo thuế. Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh khác thì không phải nộp báo cáo thuế; nhưng với điều kiện là không phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Lưu ý khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động
Theo “Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014” :
Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Kết lại, tuy tạm ngừng kinh doanh và tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo là những thủ tục đơn giản nhưng để thực hiện đúng theo Quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ các quy định, thủ tục để vừa đảm bảo được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo được quyền và lợi ích của khách hàng, người lao động cũng như lợi ích của Nhà nước. Tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng việc tạm ngừng kinh doanh để trốn tránh các nghĩa vụ phải thực hiện làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: