Tạm ứng tiền lương là việc nhận một phần hoặc toàn bộ tiền lương trước thời hạn phải thanh toán. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc lưu động vốn và dòng tiền của người sử dụng lao động. Khi nhận tạm ứng lương rất nhiều người không khỏi thắc mắc về vấn đề tính thuế TNCN với các khoản tạm ứng lương. Các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây hướng dẫn về trường hợp này nhé.

  1. Căn cứ tính thuế

Đối với trường hợp người lao động của công ty bạn là cá nhân cư trú, theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì “Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. Thu nhập tính thuế bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ.”

Đối với trường hợp người lao động của công ty bạn là cá nhân không cư trú, theo Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế được xác định bằng “thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và thuế suất”.

  1. Xác định thu nhập chịu thuế

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là loại thu nhập chịu thuế TNCN. Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì những khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện chịu thuế bao gồm:

– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền;

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp (trừ các khoản b.1 đến b.11);

– Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật…;

– Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát…;

– Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức;

– Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán (trừ các khoản e.1 đến e.4).

Xác định thu nhập tính thuế

Xác định tính thuế TNCN đối với người lao động là cá nhân cư trú theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 111/TT-BTC và đối với người lao động là cá nhân không cư trú theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 111/TT-BTC

Cụ thể:

– Đối với trường hợp người lao động của công ty bạn là cá nhân cư trú:

Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC “Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ […]” Theo đó, sau khi đã tính được mức thu nhập tính thuế đã bao gồm khoản tiền tạm ứng thì sẽ dựa vào biểu thuế suẩt để tính thuế phải nộp.

– Đối với trường hợp người lao động của công ty bạn là cá nhân không cư trú:

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20% (khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC).

  1. Tạm ứng lương có phải tính thuế TNCN không?

Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 8, Khoản 2 quy định thời điểm xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.”

Như vậy khi người lao động tạm ứng tiền lương nếu thu nhập của cá nhân đó chịu thuế thu nhập cá nhân thì doanh nghiệp phải khấu trừ thuế TNCN trước khi chi trả.

Thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân là thời điểm chi trả tiền lương. Nếu lương của nhân viên đến mức thu nhập chịu thuế TNCN nhưng người lao động ứng trước tiền lương nên doanh nghiệp trả làm nhiều đợt, mỗi đợt thấp hơn mức thu nhập chịu thuế thì doanh nghiệp không khấu trừ thuế TNCN.

Tuy nhiên, có rất nhiều bạn thắc mắc: Đối với trường hợp tạm ứng lương 1 năm, tuy mỗi tháng chưa đến mức nộp thuế TNCN nhưng vì tạm ứng lương 1 năm nên phải khấu trừ thuế TNCN rất nhiều trước khi chi trả. Hoặc trường hợp NLĐ chia nhỏ số tiền lương để tạm ứng nhiều lần, như vậy họ sẽ không bị đóng thuế TNCN nữa.

Thực chất đối với hai trường hợp trên, số tiền thuế TNCN phải nộp trong năm chỉ là số thuế tạm khấu trừ tại thời điểm chi trả, tới thời điểm quyết toán thuế TNCN, số tiền thuế TNCN sẽ được tính lại cho nguyên một năm. Số tiền thuế lúc này được bù trừ với số thuế TNCN trong năm. Trường hợp trong năm thu nhập của bạn chưa đến mức phải nộp thuế thì bạn sẽ được hoàn thuế TNCN. Trường hợp trong năm bạn ứng lương nhiều lần chưa đến mức phải đóng thuế thì cuối năm quyết toán lại bạn sẽ phải đóng thêm số tiền thuế còn thiếu nếu có phát sinh.

Ngoài ra trên trang đối thoại doanh nghiệp của Cục thuế TP.HCM có tình huống như sau:

Câu hỏi:

Ngày 31/12/2020, doanh nghiệp có chuyển khoản tạm ứng lương tháng 12/2020 cho nhân viên kinh doanh. Đến ngày 08/01/2021 thì doanh nghiệp chuyển khoản thanh toán phần còn lại của lương tháng 12/2020 sau khi trừ phần tạm ứng mà nhân viên đã nhận ngày 31/12/2020. Doanh nghiệp đã kê khai và nộp thuế TNCN của kỳ lương tháng 12/2020 vào ngày 17/01/2021.

Vậy doanh nghiệp có phải tính số tiền tạm ứng lương tháng 12/2020 mà nhân đã nhận vào ngày 31/12/2020 vào thu nhập chịu thuế của năm 2020 để kê khai quyết toán thuế TNCN cho năm 2020 hay không?

Sang năm 2021, khi quyết toán thuế TNCN của năm 2021 thì doanh nghiệp có loại trừ phần tạm ứng lương tháng 12/2020 mà nhân viên đã nhận ngày 31/12/2020 ra khỏi thu nhập chịu thuế TNCN của năm 2021 hay không?

Trả lời:

Căn cứ điểm b, khoản 2 Điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN quy định về thời điểm xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lượng, tiền công.

Trường hợp cuối năm 2020, Công ty ứng trước tiền lương tháng 12/2020 cho cán bộ công nhân viên thì khoản tiền lương này được xác định là thu nhập chịu thuế TNCN năm 2020. Năm 2021, khoản thu nhập đã tạm ứng trước trong năm 2020 thì không phải quyết toán thuế TNCN năm 2021.

Chi tiết câu hỏi trên mọi người có thể tham khảo đường link sau đây:

https://doithoaidn.hochiminhcity.gov.vn/index.php/cauhoi/xemcauhoi/20172

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply