Theo nghị định vừa được Chính phủ ban hành, từ ngày 1-7-2023, mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng sẽ được áp dụng cho 9 nhóm đối tượng.

  1. Ai được tăng lương cơ sở ?

Chính phủ vừa ban hành nghị định số 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Theo đó, từ ngày 1-7-2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cho 9 nhóm đối tượng.

  1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện theo Luật Cán bộ, công chức.
  2. Cán bộ, công chức cấp xã theo Luật Cán bộ, công chức.
  3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập Luật Viên chức.
  4. Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo các bảng lương nêu tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
  5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.
  6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
  7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
  8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
  9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố gồm: Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố…
  1. Tiền lương cán bộ, công chức thay đổi sao khi tăng lương cơ sở từ 1-7-2023?

Hiện hành, mức lương cơ sở là 1.49 triệu đồng (áp dụng đến ngày 30-6-2023).

Từ ngày 1-7-2023, cả nước thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tương đương tăng 20,8% so với hiện hành.

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, tiền lương công chức, viên chức được tính bằng công thức: Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương.

Ví dụ: Công chức loại A1 có hệ số lương khởi điểm là 2,34. Nếu tính theo mức lương cơ sở hiện hành 1,49 triệu đồng thì tiền lương nhận được là 3,486 triệu đồng/tháng. Còn nếu tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng áp dụng từ ngày 1/7/2023 thì tiền lương có thể lên tới 4,212 triệu đồng/tháng.

Theo đó, khoản 2 Điều 3 Nghị định nêu rõ, mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng được dùng làm căn cứ:

  • Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và các chế độ khác cho các đối tượng được tăng lương cơ sở;
  • Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí;
  • Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
  1. Các nguồn lực để thực hiện tăng lương

Về kinh phí thực hiện, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 tăng thêm so với dự toán năm 2022 đã được cấp có thẩm quyền giao.

Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập có thu phí thực hiện trích lập tạo nguồn cải cách tiền lương từ một phần nguồn thu phí được để lại theo chế độ quy định, sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao.

Sử dụng 70% tăng thu ngân sách địa phương thực hiện so với dự toán (không kể: thu tiền sử dụng đất; xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định…) được Thủ tướng Chính phủ giao.

Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có);

Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2023 sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được để lại được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về nhu cầu và nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023.

Ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí còn thiếu do điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2023 cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi đã thực hiện các quy định nêu trên.

Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương của viên chức, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập nhóm một, nhóm hai do đơn vị tự đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định số 60/2021/NĐ-CP (nếu có).

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2023.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply