Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần phải thực hiện những nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật. Vinatas sẽ giúp các bạn trả lời cho câu hỏi về những loại thuế phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp?

  1. Quy định chung

Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp các loại thuế, phí và lệ phí cho Nhà nước.

Theo quy định của Pháp luật hiện hành, các loại thuế hiện nay gồm có:

  • Thuế môn bài
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN)
  • Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)
  • Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT)
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế xuất – nhập khẩu
  • Thuế tài nguyên
  • Các loại thuế khác

Thuế là nghĩa vụ bắt buộc của tổ chức, việc không thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp Luật hiện hành.

  1. Thuế môn bài

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP một số quy định được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định như sau:

1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

d) Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Ngoài ra, tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp miễn lệ phí môn bài.

  1. Thuế TNDN

Là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế, bao gồm các khoản sau: Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = (Thu nhập tính thuế theo kỳ) X (Thuế suất).

(Chi tiết tham khảo thông tư số 78/2014/TT-BTC)

  1. Thuế GTGT

Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 quy định: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Riêng doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

Phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

Trong đó, thuế suất thuế GTGT đối với các doanh nghiệp dao động ở các mức 0% – 5% – 10% (tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp).

(Chi tiết tham khảo thông tư số 219/2013/TT-BTC)

  1. Thuế xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải chịu các loại thuế này.

Theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, hai loại thuế này áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %; phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp.

– Với phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.

Trong đó, thuế suất được xác định theo từng mặt hàng chịu thuế, quy định tại Phụ lục 1, Thông tư 182/2015/TT-BTC.

– Với phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

  1. Thuế TNCN

Thuế TNCN là thuế mà công ty hàng tháng nộp thay cho người lao động được kê khai theo tháng/quý và kết toán theo năm.

Tính thuế TNCN được căn cứ dựa vào thu nhập chịu thuế và thuế suất, trong đó:

– Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ gia cảnh.

 (Chi tiết tham khảo tại thông tư 111/2013/TT-BTC)

  1. Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009, sửa đổi và bổ sung.

Tính thuế dựa trên sản lượng tài nguyên tính thuế, thuế suất và giá tính thuế.

  1. Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009, sửa đổi và bổ sung.

Tính thuế dựa trên sản lượng tài nguyên tính thuế, thuế suất và giá tính thuế.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply