Chi phí khấu hao tài sản có thể được trừ khi tính thu nhập doanh nghiệp. Vậy trường hợp thay đổi thời gian trích khấu hao có được tính vào chi phí được trừ?

  1. Khấu hao là gì?

Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ hợp lý và có hệ thống giá trị của tài sản qua một khoảng thời gian sử dụng, khi các tài sản bị giảm giá trị do hư hỏng, hao mòn, lỗi thời, …

  1. Xác định thời gian khấu hao tài sản cố định hữu hình

Theo Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình được xác định như sau:

Trường hợp 1. Tài sản cố định chưa sử dụng

– Đối với tài sản cố định chưa qua sử dụng, doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.

Trường hợp 2. Tài sản cố định đã sử dụng

Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như sau:

Thời gian trích khấu hao = Giá trị hợp lý của TSCĐ x Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1
Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)
  1. Doanh nghiệp có thể thay đổi thời gian trích khấu hao:

– Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định mới và đã qua sử dụng khác so với khung thời gian trích khấu hao quy định tại Phụ lục 1 thì doanh nghiệp phải thực hiện công việc sau:

Bước 1: Doanh nghiệp lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao

Doanh nghiệp phải lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định trên cơ sở giải trình rõ các nội dung sau:

+ Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo thiết kế;

+ Hiện trạng tài sản cố định (thời gian tài sản cố định đã qua sử dụng, thế hệ tài sản, tình trạng thực tế của tài sản);

+ Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao tài sản cố định đến kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn vốn trả nợ các tổ chức tín dụng.

+ Đối với các tài sản hình thành từ dự án đầu tư theo hình thức BOT (Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao), BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh), thì doanh nghiệp phải bổ sung thêm Hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.

Bước 2. Nộp phương án thay đổi thời gian trích khấu hao

Nơi nộp:

– Nộp tại Bộ Tài chính nếu là:

+ Công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty do nhà nước nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên do các Bộ ngành, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

+ Các công ty con do Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên.

– Nộp tại Sở Tài chính nếu là: Tổng công ty, công ty độc lập do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có trụ sở chính trên địa bàn.

Bước 3: Doanh nghiệp thông báo cho cơ quan thuế

– Trên cơ sở phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày được phê duyệt phương án, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.

Lưu ý:

– Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định một lần đối với một tài sản. Việc kéo dài thời gian trích khấu hao của tài sản cố định bảo đảm không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định và không làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi.

– Trường hợp doanh nghiệp thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định thì Bộ Tài chính, cơ quan thuế trực tiếp quản lý yêu cầu doanh nghiệp xác định lại theo đúng quy định.

  1. Thay đổi thời gian trích khấu hao có được đưa vào CP được trừ?

Tình huống trên trang web của Bộ tài chính

Hỏi:

Kính gởi: Bộ Tài Chính. Tôi có thắc mắc về chi phí khấu hao vượt mức bị loại khi tính thuế TNDN, cần được giải đáp như sau: DN chúng tôi kinh doanh các loại bao bì ngành giấy, các TSCĐ được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo đúng khung thời gian trích khấu hao ( từ 5 đến 15 năm ) ban hành kèm theo Thông Tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài Chính. Năm 2020 DN thực hiện việc thay đổi thời gian khấu hao của một số TSCĐ theo quy định tại Điều 10,Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 24 tháng 05 năm 2013 của Bộ Tài Chính về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; Vậy tôi muốn được giải thích và hướng dẫn cách tính rõ hơn về chi phí khấu hao vượt mức theo Bộ Tài Chính quy định của TSCD khi tôi thay đổi giảm thời gian trích khấu hao. Và chi phí khấu hao sau thay đổi của TSCĐ khi nào được xem là chi phí hợp lý khi xác định chi phí thuế. Xin cám ơn!

 Trả lời:

– Tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính quy định nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định:

“2. Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp”.

– Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính quy định:

“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:

d) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định”.

– Tại Phụ lục 1 – Khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định (Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính) quy định thời gian trích khấu hao tối thiểu và thời gian khấu hao tối đa đối với từng nhóm tài sản cố định.

– Tại khoản 1 Mục I Phụ lục 2 – Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính) quy định:

“1. Nội dung của phương pháp:

Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:

– Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định = (bằng) Nguyên giá của tài sản cố định : (chia) Thời gian trích khấu hao”

Như vậy, mức trích khấu hao trung bình tối đa hàng năm của tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định : (chia) Thời gian trích khấu hao tối thiểu của khung. Mức trích khấu hao trung bình tối thiểu hàng năm của tài sản cố định = (bằng) Nguyên giá của tài sản cố định : (chia) Thời gian trích khấu hao tối đa của khung.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định thì chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt mức tối thiểu hoặc tối đa theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply