Doanh thu là giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển, là thước đo hiệu quả chiến lược sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp căn cứ vào doanh thu để có những giải pháp hiệu quả hơn, nắm bắt cơ hội thúc đẩy sự tăng trưởng của công ty.

  1. Quy định về doanh thu

Căn cứ theo điều 78 của Thông tư 200/2014/TT-BTC có nêu ra định nghĩa về doanh thu như sau:

Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông.

Có thể hiểu đơn giản doanh thu là toàn bộ khoản thu (tiền mặt, tài sản thu) từ quá trình buôn bán, cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Doanh thu chính là khoản thu nhập của doanh nghiệp thông qua hoạt động kinh tế của mình.

Doanh thu được xác định qua toàn bộ số lượng sản phẩm bán ra thị trường nhân với giá bán của nó. Nó được đo lường hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm…

  1. Phân loại doanh thu

Có nhiều cách để phân loại doanh thu, dưới đây là cách phân loại doanh thu từ nguồn thu:

2.1 Doanh thu từ hoạt động bán sản phẩm hàng hóa

Doanh thu từ các hoạt động bán hàng, cung cấp hàng hóa, dịch vụ tới khách hàng. Sản phẩm đó có thể do doanh nghiệp sản xuất, phân  phối hoặc qua quá trình đầu tư rồi bán ra.

2.2 Doanh thu từ hoạt động tài chính

Doanh thu từ đầu tư tài chính đem lại khoản lợi nhuận đến từ:

+ Tiền lãi khi cho vay vốn, đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, lãi chênh lệch từ chuyển nhượng vốn..

+ Tiền lãi của cổ tức lợi nhuận

+ Tiền lãi từ các khoản đầu tư tài chính như chứng khoán

2.3 Doanh thu nội bộ

Số tiền thu được từ tiêu thụ nội bộ thông qua cung cấp hàng hóa, dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị thuộc công ty.

Lưu ý doanh thu khi bán hàng cho các đơn vị không trực thuộc công ty, công ty con, công ty mẹ cùng thuộc tập đoàn không được ghi nhận là doanh thu nội bộ.

2.4 Doanh thu bất thường

Nguồn doanh thu không thường xuyên tại công ty thì gọi là doanh thu bất thường.

Bao gồm doanh thu thanh lý, nhượng bán vật tư, hàng hóa dư thừa, từ các khoản nợ xấu khó đòi từ lâu, tiền hoàn nhập dự phòng giảm giá tồn kho.

  1. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế

3.1. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế theo quy định của Thuế GTGT:

– Đối với Hàng hóa: là thời điểm bàn giao quyền sở hữu

– Đối với Dịch vụ: “…là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn”

3.2. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế theo quy định của Thuế TNDN:

– Đối với Hàng hóa: là thời điểm bàn giao quyền sở hữu

– Đối với Dịch vụ: “…là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ”

3.3. Thời điểm xác định doanh thu theo quy định của Chuẩn mực Kế toán:

Hàng Hóa: phải thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện:

(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; (Thuế chỉ quan tâm mục này)

(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Dịch vụ:

(a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

(c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;

(d) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

Theo quy định nêu trên chúng ta thấy được sự khác biệt ghi nhận doanh thu giữa thuế GTGT, thuế TNDN và Chuẩn mực, nếu chúng ta cứ làm theo chuẩn mực sẽ dẫn đến những trường hợp chưa ghi nhận doanh thu nhưng dưới góc độ thuế là phải ghi nhận rồi.

  1. Các khoản không bao gồm trong doanh thu

Các khoản không bao gồm doanh thu bao gồm khoản thu hộ bên thứ ba

– Tiền đại lý thu hộ cho bên chủ hàng khi bán hàng theo chính sách đại lý

– Khoản phụ thu và chi phí bên ngoài giá bán đơn vị không được hưởng

– Các loại thuế gián thu (thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất khẩu) phải nộp

Nếu các khoản thuế gián thu không thể tách ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch thì kế toán có thể ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế gián thu. Nhưng sau đó khi lập báo cáo tài chính phải trừ toàn bộ số thuế gián thue ra khỏi các chỉ tiêu của doanh nghiệp.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply