Mã số thuế cá nhân là dãy số tự nhiên bao gồm 10 hoặc 13 chữ số và các ký tự được cấp bởi cơ quan thuế. Mục đích cung cấp mã số thuế cá nhân đối với người nộp thuế là để quản lý số thuế mà cá nhân người lao động nộp khi phát sinh nghĩa vụ đóng thuế.

  1. Đối tượng nào được cấp mã số thuế?

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 giải thích mã số thuế:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.

Ngoài ra, tại khoản 1 khoản 2 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế:

Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế

1. Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:

a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Cấu trúc mã số thuế được quy định như sau:

a) Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác;

b) Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác;

c) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này.

Như vậy, người nộp thuế khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước thì phải đăng ký thuế. Khi đó, cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế mã số thuế.

  1. Trường hợp nào người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế?

Căn cứ Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định chấm dứt hiệu lực mã số thuế:

Chấm dứt hiệu lực mã số thuế

1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;

b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.

2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;

b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;

c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;

d) Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

đ) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

e) Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;

g) Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.

Như vậy, người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong các trường hợp sau:

(1) Cá nhân đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;

– Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.

(2) Cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;

– Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;

– Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;

– Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

– Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

– Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;

– Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.

  1. Thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế cá nhân đơn giản nhất?

Căn cứ Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định chấm dứt hiệu lực mã số thuế:

Chấm dứt hiệu lực mã số thuế

4. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:

a) Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

b) Các giấy tờ khác có liên quan.

5. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký giải thể hoặc chấm dứt hoạt động tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trước khi thực hiện tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh người nộp thuế phải đăng ký với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc ngày kết thúc hợp đồng.

Theo đó, thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế cá nhân được thực hiện như sau:

Bước 1: Người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Bước 2: Cá nhân làm hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:

– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

– Các giấy tờ khác có liên quan.

Bước 3: Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc ngày kết thúc hợp đồng (áp dụng đối với trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế)

Riêng đối với trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thủ tục chấm dứt mã số thuế được thực hiện thông qua việc đăng ký giải thể hoặc chấm dứt hoạt động tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Trước khi thực hiện thủ tục giải thể hoặc chấm dứt hoạt động tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh người nộp thuế phải đăng ký với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply