Thuế môn bài là một trong những khoản tiền mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh cần phải nộp. Như vậy, liệu khoản thuế môn bài có phải là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?

  1. Thuế môn bài có là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) có quy định trừ một số khoản chi không được trừ được quy định tại khoản 2, thì doanh nghiệp được trừ các khoản chi khác nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

– Điều kiện 1: Khoản chi thực tế được phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.

– Điều kiện 2: Khoản chi này có đủ hoá đơn/chứng từ hợp pháp theo quy định pháp luật.

– Điều kiện 3: Đối với các khoản chi có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ trên 20 triệu (bao gồm VAT) thì khi thanh toán cần có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngoài ra tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định về các khoản chi không được trừ không đề cập đến khỏan chi thuế môn bài.

Như vậy, nếu việc nộp thuế môn bài của doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện nêu trên (phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của chính doanh nghiệp đó, có đủ hoá đơn/chứng từ) thì doanh nghiệp được trừ khoản chi này khi tính thuế TNDN.

  1. Thuế môn bài mã chương bao nhiêu

Mã chương thuế môn bài được dùng để phân loại thu, chi ngân sách nhà nước đối với thuế môn bài dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức các cơ quan chủ quan. Hiện nay, mã chương được quy định bao gồm 3 ký tự và được chia thành 4 cấp quản lý.

Căn cứ phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 324/2016/TT-BTC, một số mã chương thuế môn bài áp dụng cho doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh thuộc quản lý của Chi cục Thuế bao gồm:

Chương 754: Áp dụng cho Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh

Chương 755: Áp dụng cho Doanh nghiệp tư nhân

Chương 756: Áp dụng cho Hợp tác xã

​Chương 757: Áp dụng cho Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh

Chương 758: Áp dụng cho các đơn vị kinh tế hỗn hợp có vốn nhà nước trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ

Chương 759: Áp dụng cho các đơn vị có vốn nhà nước chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống

Ngoài ra, doanh nghiệp nếu có nhu cầu có thể tra cứu mã chương thuế môn bài tại website của Tổng cục Thuế: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/ theo các bước sau:

– Bước 1: Truy cập website của Tổng cục Thuế: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/

– Bước 2: Nhập mã số thuế của doanh nghiệp cần tra cứu mã chương, nhập mã capcha và click vào ô tra cứu.

– Bước 3: Sau khi website trả kế quả tra cứu, nhấn chọn doanh nghiệp muốn xem thông tin mã chương

– Bước 4: Xem mã chương của doanh nghiệp tại Mục Chương – Khoản.

  1. Thuế môn bài hạch toán như thế nào?

Hạch toán thuế môn bài được hiểu là việc ghi bút toán khoản chi phí này vào các sổ sách kế toán. Đây cũng được xem là 1 trong những nghiệp vụ kế toán quan trọng đối với kế toán doanh nghiệp.

Trước hết để thực hiện hạch toán thuế môn bài đối với doanh nghiệp, kế toán cần phải xác định doanh nghiệp mình đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC hay Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Trong đó, chế độ kế toán tại Thông tư 133 chỉ được áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn chế độ kế toán tại Thông tư 200 có thể được áp dụng cho cả doanh nghiệp lớn và cả doanh nghiệp nhỏ.

Cụ thể, việc hạch toán thuế môn bài đối với doanh nghiệp hiện nay được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 133 và Thông tư 200 được thực hiện như sau:

 3.1. Hạch toán khi nộp tờ khai lệ phí môn bài

Sau khi đã nộp tờ khai thuế môn bài, doanh nghiệp cần thực hiện hạch toán số tiền thuế này dựa trên tờ khai lệ phí môn bài đã nộp cho cơ quan thuế. Cụ thể như sau:

– Trường hợp doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200:

Nợ 6425: Thuế, phí và lệ phí

Có TK 3338: Các loại thuế khác (Chi tiết TK 33382)

– Trường hợp doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133:

Nợ 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 3338: Các loại thuế khác (Chi tiết TK 33382)

3.2. Hạch toán khi nộp tiền vào ngân sách

Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước, doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 và Thông tư 133 đều thực hiện hạch toán thuế môn bài dựa theo số tiền đã nộp vào ngân sách như sau:

Nợ TK 3338: Các loại thuế khác (chi tiết TK 33382)

Có TK 111,112: Tiền mặt,tiền gửi ngân hàng

3.3. Hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế môn bài

Khi hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế môn bài, doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 và Thông tư 133 đều thực hiện hạch toán như sau:

– Khi doanh nghiệp nhận được quyết định xử phạt do chậm nộp thuế môn bài, cần hạch toán như sau:

Nợ TK 811: Chi phí khác

Có TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp (Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước)

– Khi nộp tiền phạt, cần hạch toán như sau:

Nợ TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước)

Có TK 111/112: Tiền mặt/ tiền gửi ngân hàng

– Khi cuối kỳ kết chuyển, cần hạch toán như sau:

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811: Chi phí khác

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply