Ấn định thuế là tình huống doanh nghiệp, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo mức ấn định cụ thể do cơ quan thuế đặt ra. Vậy khi nào thì cơ quan thuế ấn định thuế với doanh nghiệp? Quy định về quyết định ấn định thuế như thế nào?

  1. Các trường hợp cơ quan thuế ra quyết định ấn định thuế

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì người nộp thuế thuộc các trường hợp sau đây sẽ  bị cơ quan chức năng ấn định số tiền thuế phải nộp:

(1) Không đăng ký thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế;

(2) Không kê khai thuế hoặc khai thuế không đầy đủ, trung thực và chính xác theo quy định tại Luật Quản lý thuế;

(3) Không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặc đã bổ sung hồ sơ thuế nhưng không đầy đủ, trung thực và chính xác các căn cứ tính thuế để xác định đúng số tiền thuế phải nộp;

(4) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế đúng;

(5) Không xuất trình sổ kế toán hay hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác minh các yếu tố làm căn cứ tính thuế; xác định số tiền thuế phải nộp trong thời gian quy định hoặc khi đã hết hạn kiểm tra, thanh thuế tại trụ sở của người nộp thuế;

(6) Không chấp hành quyết định kiểm tra thuế trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định (trừ trường hợp được hoãn thời gian kiểm tra thuế theo quy định)

(7) Không chấp hành quyết định thanh tra thuế trong vòng 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định (trừ trường hợp được hoãn theo quy định)

(8) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường

(9) Mua, trao đổi hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn mà hàng hóa, dịch vụ là có thật theo xác định của cơ quan có chức năng điều tra, thanh – kiểm tra và đã được kê khai doanh thu, chi phí tính thế

(10) Thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế

(11) Không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết hoặc không cung cấp thông tin theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp, tổ chức có phát sinh giao dịch liên kết.

  1. Ai có thẩm quyền ra quyết định ấn định thuế theo quy định?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về thẩm quyền, thủ tục, quyết định ấn định thuế như sau:

Người có thẩm quyền ấn định thuế, bao gồm:

– Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;

– Cục trưởng cục Thuế

– Chi cục trưởng Chi cục thuế

  1. Quyết định ấn định thuế của cơ quan được quy định như thế nào?

Quyết định ấn định thuế được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:

Khi ấn định thuế thì cơ quan thuế phải ban hành quyết định ấn định thuế (Mẫu 01/AĐT tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này). Đồng thời, cơ quan gửi cho người nộp thuế trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ khi ký quyết định ấn định thuế cho doanh nghiệp, tổ chức

– Trường hợp người nộp thuế thuộc diện nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế thì cơ quan thuế không phải ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định tại khoản này.

Sau đó, người nộp thuế phải nộp đúng, đủ số tiền thuế ấn định theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan.

Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với số thuế do cơ quan ấn định thì vẫn phải nộp đủ số tiền thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan thuế giải thích, khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế.

  1. Quyết định ấn định thuế được thực hiện theo thủ tục như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về thủ tục ấn định thuế, cụ thể:

– Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc ấn định thuế và ban hành quyết định. Trong văn bản quyết định ấn định thuế phải nêu rõ lý do ấn định, căn cứ, số tiền thuế và thời hạn nộp tiền thuế.

– Trong trường hợp cơ quan ấn định thuế qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế thì lý do, căn cứ, số tiền và thời hạn nộp tiền ấn định thuế phải được ghi trong biên bản thanh – kiểm tra thuế, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế.

– Đối với người nộp thuế bị ấn định thuế, thì cơ quan xử phạt vi phạm hành chính và tính tiền nộp chậm theo quy định pháp luật.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply