Thông thường hóa đơn được lập và giao cho người mua khi người bán giao hàng cho bên mua cho dù đó là hóa đơn giấy hay hóa đơn điện tử.

  1. Thời điểm lập hóa đơn theo Nghị định 123 và Thông tư 78

Căn cứ Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

  1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ được quy định rõ như sau:

* Thời điểm xuất hóa đơn khi bán hàng hóa

Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Như vậy, Căn cứ theo nguyên tắc lập hóa đơn và thời gian lập hóa đơn thì hàng về trước hóa đơn về sau có vi phạm pháp luật về thời điểm xuất hóa đơn tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

  1. Để hàng về trước hóa đơn về sau thì bị xử phạt như thế nào?

Khi đã xác định việc hàng về trước hóa đơn về sau là hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm thì sẽ bị xử phạt tùy thuộc vào mức độ vi phạm theo Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Cụ thể:

STT Hành vi Mức phạt
1 Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ Cảnh cáo
2 Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng
3 Lập hóa đơn sai thời điểm (trừ 2 trường hợp trên) Phạt tiền từ 04 – 08 triệu đồng

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụngđối với tổ chức, trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 tổ chức.

  1. Hóa đơn có ngày ký khác ngày lập thì hóa đơn có hợp lệ không? Có bị xử phạt không?

Căn cứ tại khoản 8 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì thời điểm lập hóa đơn sẽ được hiển thị theo định dạng ngày/tháng/năm dương lịch.

Mặt khác, căn cứ tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn thì ngày ký hóa đơn là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.

Theo đó, trường hợp hóa đơn có ngày lập và ngày ký khác nhau thì thời điểm khai thuế của bên bán là thời điểm lập hóa đơn.

Như vậy, ngày lập hóa đơn và ngày ký khác nhau hóa đơn vẫn hợp lệ.

Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nếu doanh nghiệp chậm chuyển hoặc không chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế (sau khi lập hóa đơn phải gửi hóa đơn đến cho cơ quan thuế để cấp mã và gửi cho người mua) theo Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, mức phạt cụ thể như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 06 đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;

b) Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;

b) Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.

Như vậy, mức phạt đối với hành vi chậm chuyển hoặc không chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế như sau:

(1) Hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá hạn:

– Từ 01 – 05 ngày làm việc: Phạt 02 – 05 triệu đồng

– Từ 06 – 10 ngày làm việc: Phạt 05 – 08 triệu đồng

– Từ 11 ngày làm việc trở lên: Phạt 10 – 20 triệu đồng

(2) Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ phạt từ 05 – 08 triệu đồng

(3) Không chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế phạt từ 10 – 20 triệu đồng.

Lưu ý: Mức xử phạt nêu trên áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh vi phạm thì mức xử phạt bằng 1/2 tổ chức.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply