Người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp nộp thừa, tiền phạt nộp thừa (khoản nộp thừa) theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế, thì được xử lý bù trừ hoặc hoàn trả.

  1. Bù trừ tiền thuế nộp thừa

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Thông tư 80/2021/TT-BTC, việc xử lý bù trừ khoản tiền thuế nộp thừa năm 2023 được thực hiện như sau:

– Bù trừ khoản nộp thừa với số tiền thuế còn nợ, tiền chậm nộp còn nợ, tiền phạt còn nợ.

– Hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh phải nộp của lần tiếp theo.

Việc bù trừ khoản tiền thuế nộp thừa được thực hiện trong các trường hợp dưới đây:

[1] Bù trừ với khoản nợ của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.

[2] Bù trừ với khoản thu phát sinh của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.

– Tổ chức trả thu nhập có số thuế TNCN nộp thừa thì thực hiện bù trừ theo [1] và [2]

Số thuế TNCN nộp thừa khi quyết toán = số thuế nộp thừa của cá nhân uỷ quyền quyết toán – Số thuế còn phải nộp của cá nhân uỷ quyền quyết toán;

Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm trả cho cá nhân uỷ quyền quyết toán số thuế TNCN nộp thừa khi tổ chức chi trả quyết toán thuế TNCN.

[3] Bù trừ với khoản nợ hoặc khoản thu phát sinh có cùng nội dung kinh tế và cùng địa bàn thu ngân sách của người nộp thuế khác khi người nộp thuế không còn khoản nợ.

[4] Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa bằng ngoại tệ thuộc trường hợp khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ quy định tại Điều 4 Thông tư 80/2021/TT-BTC khi thực hiện bù trừ phải quy đổi sang đồng Việt nam theo tỷ giá bán ra đầu ngày của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm xác định số thuế nộp thừa để bù trừ.

Trường hợp nào khoản tiền thuế nộp thừa không được hoàn trả?

Theo quy định khoản 3 Điều 60 Luật Quản lý thuế 2019, khoản tiền thuế nộp thừa không được hoàn trả trong các trường hợp sau:

– Cơ quan quản lý thuế đã thông báo cho người nộp thuế về số tiền thuế nộp thừa được hoàn trả nhưng người nộp thuế từ chối nhận lại số tiền nộp thừa bằng văn bản.

– Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế, đã được cơ quan quản lý thuế thông báo về số tiền nộp thừa trên phương tiện thông tin đại chúng mà sau 01 năm kể từ ngày thông báo. Mặt khác người nộp thuế không có phản hồi bằng văn bản yêu cầu hoàn trả tiền thuế nộp thừa với cơ quan quản lý thuế;

– Khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước mà người nộp thuế không bù trừ nghĩa vụ thuế và không hoàn thuế.

  1. Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý khoản tiền thuế nộp thừa đối với hàng hóa xuất nhập khẩu?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 06/2021/TT-BTC quy định về thẩm quyền, thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa như sau:

Hướng dẫn khoản 5 Điều 60, khoản 3 Điều 61 Luật Quản lý thuế quy định về thẩm quyền, thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa

  1. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là nộp thừa theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế.
  2. Thẩm quyền xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:

a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu đối với trường hợp ban hành Quyết định ấn định thuế, Quyết định xử phạt.

b) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan nơi có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu ngân sách khác người nộp thuế đã nộp lớn hơn số tiền phải nộp.

c) Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi phát sinh số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền xử lý khoản tiền thuế nộp thừa đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm:

– Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

– Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

– Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan.

– Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu đối với trường hợp ban hành Quyết định ấn định thuế, Quyết định xử phạt.

– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan nơi có số tiền thuế nộp thừa.

– Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi phát sinh số tiền thuế nộp thừa được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply