Thuế là gì? Và sau khi thành lập doanh nghiệp phải nộp các loại thuế nào? Luôn là những câu hỏi băn khoăn hàng đầu của chủ doanh nghiệp hiện nay.

  1. Thuế là gì? Nhà nước thu thuế để làm gì?

Thuế là khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.

Nhiều người thắc mắc không biết thuế để làm gì, nhà nước thu thuế rồi làm gì với tiền thuế đó, hay tác dụng của thuế là gì mà chúng ta phải trích tiền lương, lợi nhuận ra để đóng? Rất đơn giản:

Thuế là gì? Là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.

Thuế bình thường: nhằm mục đích thu ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội.

Thuế đặc biệt: nhằm các mục đích đặc biệt, ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu bia, thuốc lá, ô tô nhập khẩu nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa này; hay phí thủy lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, trùng tu hệ thống tưới tiêu, điều tiết nguồn nước của địa phương…

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty, được Sở KH&ĐT cấp giấy phép kinh doanh và mã số thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành hồ sơ khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và nộp các khoản thuế trong quy định.

  1. Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập

Có 4 loại thuế chính ở Việt Nam mà doanh nghiệp cần quan tâm sau khi thành lập.

2.1. Thuế môn bài (Lệ phí môn bài)

Thuế môn bài hay lệ phí môn bài là thuế kinh doanh của tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng đều phải nộp theo Pháp lệnh Thuế Công thương nghiệp 1983.

Mức thu lệ phí môn bài

Căn cứ Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí môn bài như sau:

– Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm

+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm;

+ Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn Bộ Tài chính.

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp):

Trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Lưu ý: Đối với hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

2.2. Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Có 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ và Phương pháp trực tiếp.

– Phương pháp khấu trừ

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Thuế GTGT = Giá tính thuế x Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó, thuế suất thuế GTGT gồm 3 mức khác nhau: 0%, 5%, 10% tùy vào từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp.

– Phương pháp trực tiếp

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %

2.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2006 sửa đổi 2013 bao gồm:

– Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

– Thu nhập khác, bao gồm:

+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;

+ Thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá;

+ Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được;

+ Khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ;

+ Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.

Mức thuế thu nhập doanh nghiệp

Tại Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2006 sửa đổi 2013 quy định về thuế suất như sau:

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, trừ đối tượng được ưu đãi về thuế suất tại Điều 13 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2006 sửa đổi 2013 và trường hợp sau:

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

  1. Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế doanh nghiệp nộp giúp người lao động, cụ thể:

Theo Điều 24 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú như sau:

– Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế;

– Cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với mọi khoản thu nhập theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Mức thuế thu nhập cá nhân của người lao động theo biểu thuế lũy tiến từng phần

– Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Mức thuế thu nhập cá nhân của người lao động theo biểu thuế lũy tiến toàn phần

– Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

– Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:

Thu nhập tính thuế Thuế suất (%)
Thu nhập từ đầu tư vốn 5
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5
Thu nhập từ trúng thưởng 10
Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007

20

 

0,1

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 2

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply