Trong thực tế, có nhiều trường hợp bán hàng, điều chuyển hàng hóa, thu mua hàng hóa nhưng không cần viết hóa đơn giao cho người mua. Dưới đây là các trường hợp không nhất thiết phải xuất hóa đơn khi bán hàng hóa dịch vụ.
Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Các bạn hãy tham khảo bài viết sau để để nắm rõ quy định về trường hợp nào không phải xuất hóa đơn theo quy định mới nhất nhé.
- Trường hợp không phải xuất hóa đơn mới nhất
Hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất không phải xuất hóa đơn. Căn cứ theo khoản 1 Điều 90 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14:
- Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP hướng dẫn như sau:
- Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); […]
Theo đó, từ ngày 01/7/2022 (thời điểm Nghị định 123/2020 có hiệu lực), mọi trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đều phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua chỉ trừ trường hợp: Hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
*** Hàng hóa luân chuyển nội bộ là hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh/hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất/cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh.
Trước đây, theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC khi bán hàng hóa, dịch vụ mà có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
Tuy nhiên, hiện nay, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì người bán hàng phải xuất hóa đơn để giao cho người mua, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Như vậy, từ ngày 01/7/2022, chỉ có 01 trường hợp không phải xuất hóa đơn là hàng hóa luân chuyển nội bộ để phục vụ sản xuất.
- Không xuất hóa đơn khi bán hàng phạt bao nhiêu?
Hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng (khoản 5 Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP). Đồng thời, buộc phải lập hóa đơn khi người mua có yêu cầu.
Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020, hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ (trừ trường hợp đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng) nếu bị Cơ quan Thuế kết luận là hành vi trốn thuế thì bị xử lý như sau:
Mức phạt | Trường hợp áp dụng | |
Mức 1 | Phạt tiền 01 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận | – Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế nhưng có từ 01 tình tiết giảm nhẹ trở lên. |
Mức 2 | Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn | Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. |
Mức 3 | Phạt tiền 02 lần tính trên số thuế trốn | Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế mà có 01 tình tiết tăng nặng |
Mức 4 | Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn | Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế mà có 02 tình tiết tăng nặng |
Mức 5 | Phạt tiền 03 lần tính trên số tiền thuế trốn | Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế mà có 03 tình tiết tăng nặng |
Lưu ý: Ngoài các mức phạt trên, người có hành vi trốn thuế, gian lận thuế sẽ phải nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách Nhà nước. |
Ngoài ra, nếu hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng mà cấu thành Tội trốn thuế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: