Đối với một số doanh nghiệp, Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử là báo cáo bắt buộc phải thực hiện. Vậy, doanh nghiệp nào phải làm Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn tiện tử? Chậm nộp bị xử lý thế nào?

  1. Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử là gì?

Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử là một loại bảng tổng hợp có hình thức chuyển dữ liệu đến Cơ quan thuế, với vai trò tổng hợp các hoá đơn điện tử đầu ra đã phát hành trong kỳ.

  1. Đối tượng nào phải lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử?

Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử được dùng để tổng kết lại các hóa đơn điện tử đầu ra đã phát hành trong kỳ và chuyển đến cơ quan thuế.

Theo điểm a khoản 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử dưới dạng Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử được áp dụng đối với các doanh nghiệp:

– Cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực:

  • Bưu chính viễn thông;
  • Bảo hiểm;
  • Tài chính ngân hàng
  • Vận tải hàng không;
  • Chứng khoán.
  • Bán hàng hóa là điện, nước sạch nếu có thông tin về mã khách hàng hoặc mã số thuế của khách hàng.
  1. Điều kiện lập bảng tổng hợp dữ liệu hoá đơn điện tử là gì?

Dữ liệu không có thông tin kết nối hoá đơn điện tử theo hình thức “hoá đơn không có mã của CQT”;

Kế toán phải được phân quyền Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử trên chi nhánh và sổ đang làm việc thì mới có thể thực hiện được chức năng này.

  1. Mẫu Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử mới nhất và hướng dẫn cách điền

Mẫu Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn tiện tử mới nhất đang áp dụng hiện nay là Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Hướng dẫn điền Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử:

– Trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định thì bỏ trống các chỉ tiêu không có trên hóa đơn.

– [03] Bổ sung Mẫu bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn trường hợp dữ liệu tổng hợp thiếu cấn bổ sung.

– [04] Sửa đổi lần thứ [] trường hợp mẫu bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn đã gửi có sai sót.

– Chi tiêu [06]: Người bán điền mã số thuế đối với người mua là tổ chức kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mã số thuế, trường hợp là cá nhân tiêu dùng cuối cùng không có mã số thuế thì để trống, mã khách hàng đối với trường hợp bán điện, nước cho khách hàng không có mã số thuế.

  1. Thời hạn nộp Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử?

– Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử phát sinh trong tháng hoặc quý được nộp theo thời hạn gửi Tờ khai thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp.

– Riêng với trường hợp bán xăng dầu: Phải tổng hợp hóa đơn theo từng mặt hàng và nộp lên cơ quan thuế ngay trong ngày

  1. Hướng dẫn gửi Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế

Bước 01: Vào mục Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế, nhấn Lập bảng tổng hợp.

Bước 02: Chọn kỳ báo cáo theo tháng hoặc quý (theo kỳ kê khai thuế Giá trị gia tăng đơn vị đang áp dụng).

Bước 03: Chương trình tự động lấy lên dữ liệu hóa đơn của kỳ báo cáo. Ghi rõ trạng thái hóa đơn và ghi rõ điều chỉnh, thay thế cho hóa đơn nào đối với các hóa đơn điều chỉnh/thay thế/hủy.

Bước 04: Chọn loại hóa đơn liên quan: Hóa đơn điện tử theo nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Bước 05: Nhấn Lưu và Gửi để gửi Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế.

  1. Mức phạt chậm nộp bảng tổng hợp hóa đơn

Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử như sau:

Vi phạm Quá hạn Mức phạt
Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá hạn 01 – 05 ngày làm việc 02 – 05 triệu đồng
06 – 10 ngày làm việc 05 – 08 triệu đồng
11 ngày làm việc trở lên 10 – 20 triệu đồng
Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ 05 – 08 triệu đồng
Không chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế 10 – 20 triệu đồng

Theo đó, trường hợp chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá hạn có thể bị phạt đến 20 triệu đồng.

  1. Xử lý bảng tổng hợp dữ liệu HĐĐT đã gửi CQT, phát hiện có sai sót.

Sau thời hạn chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đến CQT, nếu phát sinh trường hợp thiếu hoặc sai sót thông tin hóa đơn trên bảng tổng hợp đã gửi trước đó, người dùng cần lập bảng tổng hợp dữ liệu HĐĐT bổ sung, sửa đổi.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply